Previous Page  24 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 24 / 92 Next Page
Page Background

24

đối thoại

Phóng viên Ngọc Phương

&

Hành tr nh đưa tin

giải c u đội bóng Thái Lan

Hành trình chạy đua với thời gian để giải cứu

đội bóng đá thiếu niên Thái Lan bị mắc kẹt tại

hang Tham Luang đã được dư luận khắp nơi

trên thế giới cũng như người dân Việt Nam quan

tâm. Hàng trăm phóng viên quốc tế đã có mặt,

trong đó có ekip của phóng viên Ngọc Phương,

quay phim Phan Anh từ Lào bay sang.

Ekip VTV thường trú tại Lào đã

có những ngày đêm bám hiện

trường giải cứu đội bóng Thái Lan

ra sao, thưa anh Ngọc Phương?

 - Ngay khi được tin lực lượng cứu

hộ thông báo đã tìm thấy 12 thành viên

đội bóng Moo Pa (Lợn Rừng) trong

hang Tham Luang, ngày 7/7, tôi được

lãnh đạo Ban Thời sự đề nghị thu xếp

công việc để sang đưa tin về công tác

giải cứu. Thời điểm đó, Việt Nam cũng

đã quyết định cử một đội cứu hộ sang

giúp bạn. Ban đầu, chúng tôi dự kiến

sẽ di chuyển bằng ô tô từ Vientiane

qua Chieng Rai nhưng quãng đường

khoảng 1.000km nên sẽ không có mặt

trước thời điểm đoàn công tác sang.

Mặt khác, lãnh đạo Ban Thời sự cũng

đề nghị cơ quan thường trú (CQTT)

Lào sang sớm để làm các phóng sự

khác. Để đảm bảo tiến độ, chúng tôi đã

quyết định đi ô tô sang Udon Thani rồi

bay lên Bangkok, sau đó bay tiếp tới

Chieng Rai. Có lẽ, chúng tôi may mắn

hơn nhiều đồng nghiệp khác bởi khi

chờ chuyển tiếp chuyến bay ở sân bay

Don Mueang thì được tin lực lượng

cứu hộ đã tiến hành đợt một chiến dịch

đưa các thành viên đội bóng ra ngoài.

Vì thế, chúng tôi ngồi tại sân bay và

chuẩn bị sẵn nội dung để có thể tác

nghiệp ngay khi có mặt tại Chieng Rai.

Khi đến huyện Mea Sai, chúng tôi đã

nhanh chóng trao đổi với Phòng Quốc

tế, đầu mối điều phối công việc của

các CQTT tại Ban Thời sự và kết nối

điện thoại để đưa những thông tin đầu

tiên về chiến dịch giải cứu đội bóng

trong bản tin Thời sự 19h, ngày 8/7.

Lúc đó, thông tin về số lượng thành

viên được giải cứu đều không được

cung cấp một cách chính thức nên con

số thành viên đã được đưa ra khỏi

hang liên tục thay đổi và đều không

chính xác. Phải đến 21h00, ông

Narongsak Osottanakorn, chỉ huy

chiến dịch cứu hộ tổ chức họp báo mới

công bố chính thức con số nạn nhân

đã được đưa ra trong ngày đầu tiên.

Sau đó, chúng tôi đã cập nhật tin tức

cho bản tin 22h30 rồi trở về khách sạn

chuẩn bị nội dung cho phóng sự và trả

lời điện thoại từ trường quay

Chào

buổi sáng.

Cùng tác nghiệp với nhóm

phóng viên CQTT VTV tại Lào còn có

anh em phóng viên của TTXVN và Đài

Tiếng nói Việt Nam tại Bangkok. Chúng

tôi đã hỗ trợ nhau trong quá trình tác

nghiệp, chia sẻ thông tin, giúp nhau

dịch phỏng vấn… Hàng ngày, chúng

tôi đều tập trung tại Trung tâm báo chí

chiến dịch cứu hộ chờ đợi họp báo để

có thông tin chính thức nhất về chiến

dịch giải cứu hoặc di chuyển tới bệnh

viện Chieng Rai để nắm tình hình về

sức khoẻ của các em. Do tất cả các

cuộc họp báo đều diễn ra rất muộn,

thường từ 21h00 đến 21h30 mới bắt

đầu nên đêm nào chúng tôi cũng phải

thức khuya để xử lí tin, bài, thường đi

ngủ lúc 2h30 sáng. Có lúc đang họp

báo thì trời mưa nên kết thúc họp báo

đều bị ướt hết...

Được biết, trước cửa hang

Tham Luang luôn có khoảng 1.000

người tham gia cứu hộ, từ quân đội,

cảnh sát, các nhân viên kĩ thuật và

hàng trăm phóng viên túc trực ngày

đêm, hỗ trợ lực lượng này là đội

ngũ tình nguyện viên. Ekip của VTV

có nhận được sự trợ giúp từ họ?

 CQTT Lào đã từng đưa tin về thiên

tai ở Thái Lan và cũng nhận được sự

hỗ trợ rất nhiều từ các cơ quan và tình

nguyện viên. Trong suốt những ngày