Previous Page  13 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 13 / 92 Next Page
Page Background

13

tháng Hai Âm lịch lại rộ lên mùa săn

tôm nhí, hay còn gọi là khai thác tôm

hùm giống để cung cấp cho các tỉnh

Nam Trung bộ (trong tập

Mùa săn tôm

nhí).

Nếu đến eo biển Xuân Hải (Xuân

Cầu - Phú Yên) vào 7h sáng hàng

ngày, bạn sẽ thấy rất nhiều vòng tròn

đủ màu sắc phủ kín mặt biển. Vòng

tròn ấy chính là thuyền thúng, một

phương tiện hành nghề biển của người

dân nơi đây. Khoảng 500 thuyền thúng

làm nghề lưới cá trích đã giúp bà con

có cuộc sống ấm no trong nhiều năm

qua (trong tập

Làng thuyền thúng

)

Rất nhiều địa danh lạ đã được ekip

Chuyện biển, Chuyện người

giới thiệu

đến khán giả, chẳng hạn như nghĩa

địa tàu đắm ở eo biển Vũng Tàu (Bình

Châu - Quảng Ngãi). Đã có hàng chục

xác tàu được tìm thấy ở đây, với hàng

ngàn cổ vật có giá trị, thuộc nhiều

niên đại khác nhau. Nhưng cho đến

tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn

chưa giải mã được các bí ẩn dưới

lòng đại dương…

Lênh đênh phận người

Đi biển vốn được xem là nghề nguy

hiểm, nhiều sóng gió và ngày càng khó

khăn, khắc nghiệt hơn.

Ngày xưa, cá nhiều, chỉ

cần đánh bắt quanh vùng.

Giờ khó khăn, phải ra tận

vùng biên giới, giáp ranh

với nước ngoài để đánh

bắt. Dù biết nguy hiểm,

thậm chí phải bỏ mạng,

nhưng vì mưu sinh, họ

không còn lựa chọn nào khác… Có

những ngư dân không trở về, ngôi mộ

gió nằm trên miền cát, nhưng rồi

những ngư dân khác vẫn tiếp tục ra

khơi (trong tập

Những ngư dân không

trở về

). Thậm chí có nơi, đàn bà phải

làm trụ cột trên những chiếc thuyền

lênh đênh trên biển. Những người phụ

nữ ấy vẫn ngày đêm ra khơi, buông

lưới bám biển (trong tập

Ngư nữ nơi

đầu sóng

). Vất vả, lo toan khiến cho

những người phụ nữ vùng biển miền

Trung thường hay già trước tuổi. Tâm

sự của một cô bé 14 tuổi sinh ra và lớn

lên ở làng Lốc (Nghệ An) đã giúp người

xem cảm nhận được rõ nhất điều này:

“Tôi chưa thấy khi nào ánh mắt của bà,

của mẹ và những người phụ nữ làng

Lốc vơi bớt lo âu. Ngay cả những ngày

trời yên biển lặng, niềm vui đánh bắt

được nhiều tôm cá cũng chỉ đọng lại

trong chốc lát, bởi đêm họ lại chuẩn bị

cho chuyến ra khơi của ngày hôm sau.

Đôi mắt lại phấp phỏng lo âu hướng về

phía biển” (tập

Làng Lốc

).

Cuộc sống mưu sinh vất vả, ẩn

chứa nhiều rủi ro đã khiến người dân

miền biển yêu thương, đùm bọc nhau

nhiều hơn. Họ sẵn sàng giúp đỡ người

khác một cách vô tư và nhiệt thành.

Ông Sáu Hay ở làng chài Hoà Hiệp,

tỉnh Phú Yên được người dân coi như

“con mắt biển” vì không ít lần cứu

mạng ngư dân trong lúc sóng to gió

lớn (

Ông Sáu Hay

). Chị Út Diệp (Bình

Sơn - Quảng Ngãi) vẫn hàng ngày vào

mạng tra cứu thông tin dự báo thời tiết

từ các nguồn để thông báo cho ngư

dân trên biển. Những ngày bão gió, chị

ngồi trước máy cả ngày, thậm chí đến

nửa đêm để cập nhật thông tin rồi báo

cho mọi người (

Đài chị Diệp

). Hay câu

chuyện về những người dân đã tạo

dựng tương lai cho đảo Bé (Lý Sơn -

Quảng Ngãi) theo cách họ yêu và hiểu

quê hương mình.

Ekip thực hiện chương trình cho

biết,

Chuyện biển, chuyện người

cố

gắng kể những câu chuyện chân

thực, gắn bó với cuộc sống nương

nhờ vào biển cả. Những câu chuyện

này sẽ giúp khán giả hình dung ra các

biến động trên biển sẽ tác động thế

nào, gây tổn thương như thế nào đến

tâm hồn và cuộc đời của những cư

dân ven biển. Môi trường biển đang bị

ô nhiễm nghiêm trọng cộng với những

tranh chấp chủ quyền chưa có hồi kết

đã đẩy cuộc sống của những người

dân làng chài ven biển lâm vào cảnh

lao đao. “Hi vọng những gì chúng tôi

đang thực hiện sẽ phần nào đó tác

động tới cách hành xử của con người

với biển cả, con người với con người,

con người trước những vấn đề hệ

trọng của dân tộc mình” - nhà báo

Hồng Liên, người tham gia sản xuất

chương trình cho biết.

Thu Trang

Trong chương trình, biển miền

Trung không chỉ hiện lên với

những bãi cát trắng, nắng vàng

mà còn cả những nét văn hoá

tạo nên khí chất bản địa cho

con người vùng biển.

Đánh cá vào ban đêm

Ekip thực hiện chương trình