85
Mọi người đều có suy nghĩ rằng,
trường âm nhạc của anh là một nơi rất
sang chảnh, để tiếp cận với nó phải có
tiềm lực về kinh tế nhất định. Có phải anh
chỉ hướng đến những bạn trẻ có tài năng
và khả năng tài chính?
Quan trọng là suy nghĩ của phụ huynh
Việt Nam là gì, giá trị mọi người đặt ra với
nghệ thuật như thế nào. Mọi người hiểu
được rằng, tiếng Anh là môn học mà con
cái đều phải học. Thế nhưng mọi người lại
chưa quan tâm nhiều đến âm nhạc. Nếu
phải đặt sự lựa chọn giữa tiếng Anh và âm
nhạc thì mọi người chắc chắn sẽ chọn tiếng
Anh. Nhưng các bậc phụ huynh có nghĩ
rằng có thể học tiếng Anh qua âm nhạc
không? tương lai thì 80% công việc của
hiện tại sẽ được thay thế bằng công nghệ,
robot. Nếu lúc đó, tất cả các trẻ em Việt
Nam đều có khả năng tiếng Anh tốt thì sự
khác biệt giữa con người và con người nằm
ở đâu? Nằm ở những kĩ năng mềm. các
nước phát triển, một đứa trẻ bị coi là thiệt
thòi khi không có âm nhạc, nghệ thuật. Với
những học sinh của các trường giỏi thì họ
cần có tiêu chí để phân biệt các học sinh A
và B vốn đều có trình độ học vấn tốt.
Người Việt Nam thường có suy
nghĩ rằng học nhạc chỉ là môn ngoại
khóa hoặc giải trí. Anh có nghĩ mình sẽ
phải mất nhiều thời gian để làm thay đổi
quan niệm này?
Đúng vậy, đó là hệ tư tưởng tạo ra
những quan điểm giáo dục khác nhau. Các
bé học trường quốc tế đôi khi nói tiếng Việt
không được. Còn học sinh trường công thì
lại vất vả với lịch học dày đặc. Học sinh
ở các trường phân khúc giữa thì không
giỏi tiếng Anh cũng không giỏi tiếng Việt.
Hàng ngày tôi tiếp xúc với phụ huynh và
thấy được sự hoang mang của họ. Tôi nghĩ,
trước tiên các ông bố bà mẹ trẻ cần tạo
ra một cộng đồng thật sự và mang lại chí
hướng tốt hơn cho xã hội.
Theo anh, phương pháp giáo dục
nào giúp phụ huynh Việt giảm bớt sự hoang
mang khi dạy con trong thời bây giờ?
Hiện nay, trên thế giới đang có một
nhóm người đưa ra quan niệm giáo dục
mới, dạy cho trẻ con sự sáng tạo để thích
ứng với cuộc sống mới. Tất cả các chuyên
gia đều đang theo hướng giáo dục toàn
cầu. Một trong những chìa khóa của vấn đề
này là giáo dục thông qua âm nhạc. Nghĩ
hướng tiếp cận không nằm ở vấn đề có tiền
hay không mà là có muốn cho con tiếp cận
hay không. Vì thế, tôi muốn tạo ra những
chương trình truyền hình để làm ra những
hướng tiếp cận cho các em.
Anh bắt đầu chú ý đến các chương
trình thiếu nhi từ khi có con phải không?
Từ khi cặp sinh đôi ra đời, tiếp xúc
với con hàng ngày, tôi luôn muốn mang
lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Cách
đây ít lâu, tôi gặp những người sáng tạo ra
nhân vật hoạt hình Doraemon. Họ nói rằng,
họ chỉ sáng tạo cho con cháu người Nhật
nhưng không ngờ nhiều thế hệ Việt Nam
đều biết đến nhân vật này. Trong khi các
thế hệ Việt Nam chưa có một nhân vật gắn
kết như thế. Lịch sử Việt Nam hàng ngàn
năm nay có rất nhiều điều để khai thác.
Anh sinh ra và lớn lên ở nước
ngoài rồi về Việt Nam lập nghiệp nhưng
lại muốn con cái định cư ở Việt Nam. Anh
có chắc là con sẽ nghe theo định hướng
này của anh trong thời đại công dân
toàn cầu?
Tôi nghĩ, nếu mình giáo dục đúng thì
con sẽ hiểu rằng không thể chối bỏ nguồn
gốc là người Việt Nam. Trước hết, tôi
muốn con mình phải giữ được ngôn ngữ
tiếng Việt, sau đó biết thêm về âm nhạc,
lịch sử. Gia đình tôi sẽ sống ở đây vì Việt
Nam cần người Việt Nam xây dựng đất
nước. Tôi đã hiểu được cảm giác sống ở
nước ngoài mà muốn tiếng nói của mình
được người bản xứ khẳng định là vô cùng
khó khăn.
Công việc làm bố có khó khăn với
anh không?
Mọi việc đến rất tự nhiên. Quan trọng
là mình có chịu học, cảm nhận, nghe từ
những người đi trước hay không. Tôi
không thấy áp lực mà luôn vui vẻ. Sau giờ
làm việc, về nhà nhìn thấy hai con thì tôi
biết rằng mình phải mãi mãi hồn nhiên, coi
nhẹ mọi thứ khó khăn, không để cuộc sống
quá căng thẳng. Mỗi sáng thức dậy, có hai
đứa nhỏ bên cạnh là điều hạnh phúc nhất.
Anh có sáng tác mới nào dành cho
hai con không?
Có chứ, sáng nào tôi cũng hát bài
Good
moring
dành riêng cho hai con của mình.
Tôi chơi đùa, đọc sách, trò chuyện cùng con.
nhà, tôi phụ trách nói tiếng Anh, vợ nói
tiếng Việt và bà nói tiếng Hoa với các bé.
Dần dần các bé sẽ tiếp cận được nhiều thứ.
Cảm ơn anh!
Lưu Phương
(Thực hiện)
Thanh Bùi và các em nhỏ
trong MV mới "Cứ mơ thôi"