Table of Contents Table of Contents
Previous Page  59 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 59 / 92 Next Page
Page Background

59

Thực ra tôi không muốn dùng từ

tâm đắc. Khi bình luận về những vấn

đề mang tính tiêu cực, tôi chỉ cảm thấy

buồn. Buồn vì các sai phạm đó đã gây

ra quá nhiều tổn thất, buồn vì sai phạm

lẽ ra hoàn toàn có thể được kiểm soát để

không xảy ra, hoặc không xảy ra trong

thời gian dài đến vậy và buồn vì có

những đề tài được mổ xẻ, lặp đi lặp lại

năm này qua năm khác mà vẫn không

được cải thiện. Nếu có thể, tôi hi vọng

không còn những đề tài đó để mà bình

luận. Khi đó, tôi sẽ chỉ mang đến cho

khán giả những điều đẹp đẽ, chẳng phải

tuyệt vời nhất hay sao.   

Sau mỗi chương trình bình luận

như thế, Thanh Hoa nhận được phản

hồi từ phía những người có liên quan

cũng như khán giả ra sao?

Nếu chị có Facebook của tôi, chị

sẽ thấy nhiều bạn bè hay khán giả bình

luận, nhận xét về cái “trán bướng” và ánh

mắt có vẻ “hơi bị sắc” của tôi trong các

chương trình bình luận. Sếp tôi thi thoảng

vẫn trêu: “Các cụ bên chồng em có sợ em

không thế? Thấy con dâu nói toàn những

chủ đề khủng như thế cũng sợ nhỉ?”. Tôi

chỉ thấy bà nội, bà ngoại thường bảo: lên

hình gầy quá, ăn nhiều vào. Còn bố đẻ và

bố chồng tôi thì hỏi: “Bao giờ lên hình

nữa?”. Không hiểu để các cụ đón xem

hay tránh xa cái tivi (cười).

Thực ra, tôi thường xuyên trò chuyện

với bố mẹ hai bên về những vấn đề thời

sự của đất nước, các cụ đều rất quan tâm

đến những đề tài này và cung cấp cho

tôi nhiều góc nhìn khác để có thể tham

chiếu. Tôi không muốn ai phải sợ mình

đâu (cười), điều tôi mong muốn nhất

khi chuyển tải bất cứ vấn đề gì đều sẽ

mang lại cho khán giả cái nhìn tích cực,

nghĩa là họ nhìn thấy có sự thay đổi phía

trước, có sự lạc quan về tương lai. 

Có ý kiến ví von rằng “bình luận

hay cũng giống như cầu thủ bóng đá

giỏi - phải hoạt động ở vòng cấm địa,

ghi được bàn mà không phạm lỗi”, từ

thực tế công việc, Thanh Hoa nghĩ sao

về nhận định này?

Nó có giống với ví von như người

đi trên dây không? Luôn phải giữ thăng

bằng, không được nghiêng về bên nào

quá, nếu không sẽ rớt khỏi cái dây đó.

Tôi hay tư duy thế này, trước một vấn

đề, tôi thường vẽ ra điểm xuất phát và

đích đến. Rồi sau đó tính con đường

đi tốt nhất để đến cái đích đó. Đích

của

Thừa cấp phó

là sẽ không còn tình

trạng bổ nhiệm tràn lan nữa. Vậy thì

phải kiểm soát được hai nguyên nhân:

người có quyền lực cố tình vi phạm, hay

quy trình còn nhiều bất cập để bị hiểu

sai hoặc bị lợi dụng. Để kiểm soát con

người thì phải làm gì? Quy trình có lỗ

hổng gì cần thay đổi... Tôi thường tư

duy theo hướng xây dựng, hướng giải

quyết vấn đề nên không định phạm lỗi

để đạt được mục đích (cười). Đôi lúc tôi

cũng nghĩ lập luận của mình thế này có

bắt bẻ không? Có bị sai điều gì không?

Nhưng có một tâm niệm lớn hơn làm

tôi yên tâm: đó là mình đang tìm cách

giải quyết vấn đề, đang tìm cách tốt nhất

để mang lại những điều tốt đẹp mà sức

mình có thể.

Điều làm tôi yên tâm hơn nữa là

lãnh đạo và đồng nghiệp của tôi. Khi lên

sóng chỉ có mỗi mình tôi nhưng để thực

hiện mỗi một đề tài như vậy cả ekip phải

bàn bạc, phân tích rất nhiều rồi đi đến

thống nhất về quan điểm đưa tin.

Để trở thành một nhà bình luận

gây dấu ấn với khán giả là điều không

dễ, đặc biệt, khán giả của mục này

thường là những người đứng tuổi,

quan tâm, am hiểu về chính trị. Hoa có

kế hoạch để chinh phục thử thách khó

khăn này hay không?

Đúng là rất khó. Tôi chỉ có cách là

phải học hỏi, phải va chạm để có thêm

kinh nghiệm và kiến thức. Tôi nghĩ

mình cũng đã trang bị tương đối những

kĩ năng làm báo, để nhìn nhận, mổ xẻ

phân tích các vấn đề dưới nhiều góc độ,

để đảm bảo tính khách quan trung thực

mà hấp dẫn, thu hút khán giả. Nhưng đó

chỉ là những kĩ năng nghề nghiệp, còn

kiến thức thì phải bổ sung hàng ngày.

Không có cách nào khác là trải nghiệm

thực tế, bằng cách sống và cảm nhận

mỗi ngày, bằng cách tác nghiệp, gặp gỡ,

trao đổi với mọi người xung quanh và

tích cực đọc sách, báo.

Hà Cẩm

(Thực hiện)

Ngay từ khi chưa chọn nghề báo

tôi đã thích trò chuyện. Gặp ai

cũng hỏi han về cuộc sống của

họ, về những gì họ đang phải đối

mặt, về quan điểm của họ với các vấn

đề. Mỗi người, mỗi nghề nghiệp lại có

những cách nhìn nhận đánh giá khác

nhau. Rất thú vị.