Table of Contents Table of Contents
Previous Page  51 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 51 / 92 Next Page
Page Background

51

cuối cùng) được xếp vào danh sách 10

chương trình ăn khách nhất trong năm thì

chỉ có

New Girl

là tác phẩm duy nhất sử

dụng hình thức một máy quay (Single-

camera).

Năm 2012, sau khi nhìn thấy thành

công tiềm năng của các tác phẩm sitcom

sử dụng multi-camera, Đài NBC đã tiếp

tục mạnh dạn thử nghiệm thêm một số

bộ phim được quay bằng nhiều máy

trong mùa truyền hình giữa năm 2012,

tiêu biểu nhất là

Whitney and Are You

There, Chelsea?

(Whitney có ở Chelsea

không?). Dù rằng, không đạt được thành

công vang dội như những bộ phim trước

đó song nó đã góp phần tạo nên một làn

sóng âm ỉ cho xu thế multi-camera.

Đầu năm 2016, Đài CBS đã tiết lộ

với giới truyền thông rằng, hãng này

vẫn tiếp tục duy trì thể loại phim sitcom

và sử dụng multi-camera trong suốt vài

năm trong khi các đài khác phần lớn

quay phim sitcom bằng một máy quay.

Thế nhưng, bước sang năm 2017, multi-

camera gần như rơi vào trạng thái thất

sủng tại các đài truyền hình tại Mỹ.

Với việc dừng phát sóng

Last Man

Standing

(Tay súng cuối cùng) và

Dr.

Ken

(Bác sĩ Ken), lần đầu tiên trong

nhiều năm qua, kênh truyền hình ABC

vắng bóng hoàn toàn phim sitcom sử

dụng multi-camera. Điều này cũng đồng

nghĩa là kênh ABC sẽ bước vào mùa

truyền hình 2017 - 2018 mà không có

một bộ phim sử dụng multi-camera nào.

Hãng Fox cũng đã không phát sóng và

sản xuất những bộ phim theo công nghệ

này từ nhiều năm nay. Trong năm nay,

sáu dự án của Fox đều sử dụng single-

camera. Sau thời kì hoàng kim của phim

multi-camera, CBS đã tạm dừng sản xuất

2 Broke Girls

, bộ phim từng đoạt doanh

thu lớn với 1,7 triệu USD mỗi tập. Hiện

tại, kênh CBS cũng đã sẵn sàng hủy

bỏ dự án đầy hứa hẹn

The Odd Couple

(Cặp đôi lạ lùng)… Dù vậy, Đài CBS

hiện là đơn vị duy nhất tại Mỹ sử dụng

multi-cam và single-cam với tỉ lệ 50 - 50.

Trong thời gian tới, CBS vẫn tiếp tục đặt

hàng hai sản phẩm sitcom mới quay bằng

multi-camera là

9JKL

(Chuyện về một

gia đình) and

By the Book

(Bằng cuốn

sách); song song với phim quay một máy

quay

Young Sheldon

(Thời niên thiếu của

Sheldon) và

Me, Myself & I

(Đối diện

với chính mình).

Mặc dù, multi-camera đem lại nhiều

ưu thế về góc máy cho các bộ phim

sitcom, tuy nhiên, việc sử dụng phương

pháp này có một số yêu cầu kĩ thuật

riêng để đảm bảo chất lượng về hình

ảnh và âm thanh được tốt nhất. Multi-

camera là quay phim sử dụng tối thiểu

hai máy trở lên, do đó các nhà sản xuất

thường phải sử dụng cùng một loại máy

để tránh sai lệch về chất lượng, màu sắc

và độ phân giải. Hiện nay, yêu cầu về cắt

giảm chi phí sản xuất cũng là một trong

những nguyên nhân khiến các nhà sản

xuất phải cân nhắc sử dụng multi-camera

hay single-camera khi bắt tay vào một dự

án. Vào thời điểm hiện tại, nhà cung cấp

dịch vụ trực tuyến Netflix đang tỏ ra rất

ưu ái hình thức quay multi-camera. Bằng

chứng là Netflix đang thúc đẩy khởi động

lại các bộ phim quay bằng multi-camera

như

Full House

(Ngôi nhà hạnh phúc)

One Day At a Time

(Bộ ba rắc rối).

Rất có thể, multi-camera sẽ được hồi

sinh nhờ các nhà kinh doanh nền tảng

công nghệ số.

Diệp Chi

(Theo Deadline,

CNN.com)

The Big Bang Theory - Bộ phim sử dụng Multi-camera

Phim quay bằng nhiều máy

Phim quay bằng một máy vẫn đang được

các nhà sản xuất ưu ái lựa chọn