33
vè, hát bả trạo, hát sắc bùa, hò đưa
linh, hô bài chòi, hò khoan đối đáp,
tuồng (hát bội).
Đ
ược sự tư vấn của
những chuyên gia nghiên cứu âm
nhạc dân gian, chúng tôi tách riêng hò
và lý thành hai số chuyên sâu khác
nhau để mang đến cho khán giả cái
nhìn rõ nét hơn về âm nhạc dân gian
của vùng đất này. Bài Chòi ở Quy
Nhơn được lưu giữ theo hai trường
phái. Một là, nghệ thuật Bài Chòi cổ
được công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể, do nghệ nhân dân gian thuộc
câu lạc bộ ở các phường biểu diễn.
Hai là, Bài Chòi hiện đại được các
nghệ sĩ chuyên nghiệp làm mới để
biểu diễn trên sân khấu. Chúng tôi đến
Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh và
được cung cấp danh sách nghệ nhân
nhưng lại không có số điện thoại. Rất
may, chúng tôi đã được NSND Hoài
Huệ và NSND Hồ Thu, nhà nghiên cứu
dân gian Nguyễn An Pha, nghệ nhân
Hoàng Việt giúp đỡ rất nhiệt tình. Đặc
biệt, nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn
An Pha, người rất am hiểu Bài Chòi,
không chỉ góp ý cho chúng tôi để hoàn
thiện kịch bản mà còn là nhân vật tham
gia vai trò là khách mời của chương
trình, nhằm giới thiệu rõ nét về nghệ
thuật diễn xướng Bài Chòi. Tôi cảm
nhận được từ ông tình yêu đối với môn
nghệ thuật này vô cùng mãnh liệt, ông
giới thiệu về Bài Chòi như đứa con
chính mình dứt ruột đẻ ra vậy. Các con
bài và các đạo cụ của diễn xướng Bài
Chòi ông đều tự tay làm và cất giữ rất
cẩn thận.
Chúng tôi rất may mắn khi lần tác
nghiệp này lại đến đúng thời điểm các
xã đang chuẩn bị tham gia cuộc thi hát
Bài Chòi do Thành phố Quy Nhơn tổ
chức, Nhờ vậy đã ghi lại được hồn cốt
rất thật của Bài Chòi. Tôi vẫn nhớ, khi
ekip làm chương trình tìm đến xã An
Nhơn để chọn cảnh quay thì vô tình
gặp được câu lạc bộ của xã đang
luyện tập để ngay hôm sau đi dự hội
thi. Các nghệ nhân vô cùng nhiệt tình
khi 12h trưa nhưng quên ăn, say sưa
biểu diễn để chúng tôi ghi hình.
Bên cạnh thuận lợi, chúng tôi cũng
gặp không ít khó khăn khi ghi hình, đó
là âm thanh hiện trường, vì Bài Chòi là
hát mộc hoàn toàn, nên không thể
thực hiện thu âm tại hiện trường mà
phải nhờ các nghệ nhân thu tại phòng
thu, sau đó về ghép với các clip. Hạn
chế này khiến chúng tôi không thể tái
hiện lại hoàn toàn không gian diễn
xướng để chuyển tải tới khán giả mà
phải tìm cách thể hiện khác như làm
phóng sự, trò chuyện cùng các nghệ
nhân và nhà nghiên cứu dân gian để
chuyển tải đến khán giả những gì mình
mong muốn. Thời gian của chương
trình có hạn nên để giới thiệu thật sự
cặn kẽ về Bài Chòi quả là không
đơn giản.
Ekip chương trình có 4 người, gần
cuối chuyến công tác MC mới vào để
ghi hình ba phần tọa đàm. Trong vòng
8 ngày, chúng tôi đã thực hiện ba
chương trình về dân ca, gồm có 12
clip, 3 phóng sự và 3 phần tọa đàm.
Chính vì vậy, đạo diễn vừa làm tổ chức
sản xuất vừa bưng bê thiết bị, cầm
phản quang, quay phim kiêm lái xe,
bốc vác; biên tập kiêm kĩ thuật phát
nhạc và vác loa. Công việc liên tục,
ngày nào cũng đi quay từ 5h sáng đến
7h tối mới về đến thành phố.
Sau một tuần đến với Quy Nhơn -
Bình Định, được hiểu hơn về Bài Chòi,
Hò Lý của Nam Trung bộ, được gặp
gỡ và làm việc cùng những nghệ nhân,
những con người hồn hậu gắn bó máu
thịt với dân ca là trải nghiệm thú vị của
ekip làm chương trình
Dân ca Việt
Nam
. Dù ngày nào ekip cũng phải thức
khuya dậy sớm để ghi hình sớm, làm
việc dưới cái nắng chói chang của
miền biển khiến làn da chúng tôi thêm
phần mặn mòi nhưng cái tình của
người xứ Nẫu đã làm chúng tôi lưu
luyến và muốn trở lại Quy Nhơn một
ngày gần nhất.
T.H
(Ghi)
Ảnh:
Nhân vật cung cấp
Hậu trường chương trình