32
văn hóa & giải trí
M
ặc dù làm chuyên mục
Dân
ca Việt Nam
khá lâu nhưng
với tôi, môn nghệ thuật hát
Bài Chòi là một “lãnh địa”
mới. Theo dòng sự kiện, ngay khi Bài
Chòi được công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại, chúng tôi
đã chuyển hướng đề tài từ Bắc Kạn
đến vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và
gió để tìm hiểu sâu hơn về môn nghệ
thuật này và những làn điệu hò, lý của
Nam Trung Bộ nói chung. Trước khi
lên đường, tôi phải nghiền ngẫm, tìm
đọc rất nhiều tài liệu về Bài Chòi để
viết kịch bản cho chuỗi chương trình
bao gồm hai số có chủ đề là nghệ thuật
diễn xướng Bài Chòi, một số chủ đề về
điệu hò, lý của Nam Trung Bộ. Càng đi
sâu tìm hiểu tôi càng bị cuốn hút bởi
đây là một môn nghệ thuật rất khác
biệt, mang tính diễn xướng, lại có cả
trò chơi có thưởng và những làn điệu
dân ca được xướng lên thông qua các
con bài được rút do hiệu làm chủ trò.
Khi ekip chúng tôi đặt chân đến
vùng đất Quy Nhơn, mọi thứ về môn
nghệ thuật này vẫn còn khá lờ mờ.
Sau khi đáp máy bay xuống sân bay
Quy Nhơn, chúng tôi thuê một chiếc xe
7 chỗ tự lái nhằm thuận tiện việc di
chuyển và chở thiết bị tác nghiệp.
Theo kế hoạch ban đầu, chúng tôi sẽ
làm hai số về Bài Chòi và hò, lí. Nhưng
khi đến mảnh đất này, tôi mới thấy nơi
đây có rất nhiều chất liệu.
Có thể nói,
dân ca, dân nhạc của người Việt ở
Nam Trung bộ nói chung và Quy Nhơn
nói riêng khá phong phú với đầy đủ
các thể loại: hát ru, đồng dao, lý, hò,
Vừa qua, ekip sản xuất chương trình
Dân ca Việt
Nam
của Ban Văn nghệ - Đài Truyền hình Việt Nam đã
về Quy Nhơn để thực hiện chương trình nghệ thuật
Bài Chòi - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đạo diễn Dương Lan Hương đã chia sẻ về hành trình
tác nghiệp rất đáng nhớ này.
ĐD Dương Lan Hương
Đi tìm
hồn cốt Bài Chòi