Previous Page  11 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 11 / 92 Next Page
Page Background

11

đồng toàn quốc. Anh cũng tình cờ

gặp người bạn thân của mình là bình

luận viên Quang Huy. Trước trận đấu

giữa Sông LamNghệ An và NamĐịnh,

hai người phát hiện ra cô Soa bán vé,

họ cùng nhau ra mua vé ủng hộ cô.

Người phụ nữ ngoài 60 tuổi này vẫn

cần mẫn làm việc một mình trong khu

vực riêng của đội bóng Sông Lam

Nghệ An, từ cọ nhà vệ sinh, quét dọn,

thu gom rác… Mỗi khi có trận đấu

trên sân vận động Vinh, người ta lại

thấy bà cầm trên tay tập vé rao bán

hoặc kê bàn ngồi đợi khách hâm mộ

môn thể thao Vua ở ngay cổng thành

Vinh. Đó chính là nữ vận động viên

điền kinh vang bóng một thời, nhà vô

địch không có đối thủ từ năm 1974

đến năm 1980 của nội dung chạy việt

dã, cự li dài 8.000m và 15.000m. Bà là

Trần Thị Soa, với 18 Huy chương Vàng,

ba lần tham dự Olympic thế giới…

Cuộc gặp gỡ, trò chuyện với cô Soa

đã gợi cho Hồng Sơn suy nghĩ về ý

nghĩa của cuộc đua lớn nhất đời mỗi

vận động viên là cuộc đua với mưu

sinh, với số phận của chính mình.

Cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã

từng ở trên đỉnh cao của sự nghiệp -

quả bóng Vàng Việt Nam 1998 và

2000, Vua phá lưới Giải Vô địch bóng

đá Việt Nam 1990, Cầu thủ xuất sắc

nhất Tiger Cup 1998, Cầu thủ xuất sắc

nhất tháng của châu Á (tháng 8/1998.

Giờ đây, anh đang huấn luyện cho

một đội bóng (mà có nhắc tên cũng

chả ai biết đến) để chuẩn bị tham dự

giải bóng đá cộng đồng, dân đam

mê bóng đá gọi là giải “phủi”. Câu

chuyện về nghề, về vinh quang và

cay đắng, trăn trở, day dứt với nghiệp

thể thao đã khiến anh có một quyết

định đặc biệt, hành trình từ Bắc vào

Nam thăm Trần Thanh

Trường. Trên đường đi, Hồng

Sơn đã có những điểm

dừng gặp gỡ bạn bè trong

làng thể thao sinh sống các

địa bàn nơi anh đi qua. Tại

Đà Nẵng, anh có rất nhiều

bạn thân là những lão tướng trong đội

tuyển quốc gia nhiều thế hệ. Họ hẹn

gặp anh rất phấn khích, vui vẻ...

Tại đây, Sơn cũng gặp Quốc Anh,

cựu cầu thủ của Đội tuyển U23 VN

từng phải chịu án tù giam 2 năm vì

bán độ. Cùng với Quốc Vượng, Văn

Quyến và các cầu thủ tham gia

đường dây bán độ tại Philippines năm

2005, Quốc Anh là cầu thủ duy nhất

trở lại sân cỏ, thi đấu trong đội tuyển

SHB Đà Nẵng và phấn đấu đạt danh

hiệu Quả bóng Vàng 2012. Sơn được

Quốc Anh đưa tới sân vận động gặp

thủ môn Nguyễn Văn Hưng, người bắt

chính trong trận bóng định mệnh của

Trần Thanh Trường. Hưng kể cho Sơn

nghe ấn tượng của mình về tiếng sét

kinh hoàng trên sân cỏ đã khiến một

tài năng bóng đá mãi mãi là đứa trẻ.

Hồng Sơn đi tìm Bùi Xuân Hiếu - cầu

thủ chung sân cỏ với Trần Thanh

Trường ở Pleiku. Tai nạn bất ngờ đã

khiến Hiếu phải từ giã sân cỏ khi đang

ở phong độ tuyệt vời nhất nhưng Hiếu

đã chấp nhận và vươn lên bằng nghị

lực để tạo dựng cuộc đua khác cho

mình gắn bó với trái bóng và sân cỏ.

Hồng Sơn vào TP. Hồ Chí Minh tìm

gặp huấn luyện viên Lương Trung

Minh, người phát hiện, đào tạo và

chứng kiến tài năng Trần Thanh Trường.

Cũng chính tại đây, Sơn gặp các

tuyển thủ và các nhà vô địch thế giới

bị khuyết tật như: Lê Văn Công, vô

địch cử tạ Paralympic 2017; Võ Thanh

Tùng, Trịnh Thị Bích Như, Huy chương

Bạc Paralympic thế giới về bơi lội 2016,

2017. Họ chia sẻ với anh những câu

chuyện cuộc đời và sự cố gắng trên

đường đua mưu sinh của mình, cùng

nhau kí tặng vào chiếc áo số 8 của

Hồng Sơn dành cho Thanh Trường…

Câu chuyện được khép lại với

trường đoạn ấn tượng ở nhà Thanh

Trường. Suốt 10 năm, ba mẹ Thanh

Trường không thể hình dung có một

ngày danh thủ Hồng Sơn, thần tượng

của Thanh Trường từ hồi bé lại đến

thăm con trai mình, một người đã

thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng chỉ

mang trí tuệ của đứa bé. Bữa cơm

thân tình với ba mẹ Thanh Trường,

những chia sẻ, động viên của Hồng

Sơn đã mang lại cho Thanh Trường

cánh cửa mới để tìm về với thế giới

của trái bóng…

Phim lên sóng 21h10 thứ Bảy ngày

2/6 trên kênh VTV1

Mai Chi

Một cảnh quay tại Đà Nẵng

Trần Thanh Trường (bìa trái) cầu thủ bị sét đánh

Đạo diễn Phan Huyền Thư tại phim trường