Previous Page  69 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 69 / 92 Next Page
Page Background

69

triển, những người trẻ có cơ hội làm việc,

vì vậy, tôi đến với nghề làm phim truyền

hình như một cơ duyên.

Vậy tại sao anh lại chuyển sang

công việc đạo diễn?

Nghề làm phim là một hành trình dài

và không ngừng học hỏi, đôi khi chúng ta

phải tham gia vào nhiều công việc khác

để hiểu và hỗ trợ cho công việc của chính

mình. Tôi có may mắn được cộng tác với

nhiều đạo diễn gạo cội như cố Đạo diễn -

NSND Bạch Diệp, Đạo diễn - NSND Khải

Hưng… Sau này được cộng tác nhiều

dự án với Đạo diễn - NSƯT Đỗ Thanh

Hải. Không phủ nhận việc tôi chịu sự ảnh

hưởng của họ trong cách làm việc quyết

liệt, quan niệm về cuộc sống, cách triển

khai các vấn đề… với góc nhìn của một

đạo diễn. Nghề đạo diễn đến với tôi một

cách tự nhiên và tôi hiểu đó là thử thách

tiếp theo mà tôi muốn đến. Năm 2010,

Đạo diễn - NSND Khải Hưng đã khích lệ

và tin tưởng giao cho tôi làm bộ phim đầu

tay

Để gió cuốn đi,

đó là cơ hội đầu tiên.

Đó là bước ngoặt để anh học thêm

đạo diễn?

Tôi quan niệm, muốn đi đường xa phải

chuẩn bị tốt hành trang cho mình. Kinh

nghiệm là quan trọng nhưng không thể thiếu

nền tảng kiến thức. Chính vì vậy, việc trở lại

trường học tiếp đạo diễn là cần thiết.

Sự thuận lợi của một đạo diễn khi

đã có thời gian dài làm quay phim là gì?

Công việc đạo diễn cho tôi được chủ

động với đam mê của mình. Khi làm đạo

diễn, dấu ấn cá nhân được thể hiện rõ

nhưng đồng thời cũng cần hiểu rõ những

thuận lợi và khó khăn của các bộ phận

sáng tác đang đồng hành với mình. Một

quay phim khi làm đạo diễn có thêm thuận

lợi, đó là rút ngắn được con đường biến

câu chữ thành hình ảnh hay nói đúng hơn

những ý tứ, trải nghiệm của đạo diễn được

hình thành cùng lúc với chuỗi hình ảnh.

Hơn nữa, sẽ nhanh chóng tìm được sự

đồng cảm với quay phim để thống nhất

phương án khả thi. Từ đó, hiệu quả thời

gian cũng như chất lượng sẽ được nâng

cao hơn.

C

ông việc tại VFC, những bộ

phim anh đã tham gia là do cơ quan

phân công hay anh chọn đề tài và đề

xuất thực hiện?

Trong tập thể, người quản lí thường

đưa ra một số đề tài cho tất cả mọi người.

Họ hiểu trong tập thể đó, ai có điểm mạnh

gì và “gu” của từng người ra sao, rồi đưa

cho mình kịch bản mà cho rằng sẽ thích

hợp với mình nhất. Mình đọc đề cương và

kịch bản, có thể đồng ý hoặc từ chối. Tôi

nghĩ, may mắn của những người làm nghề

là có được sự đồng cảm và thấu hiểu khó

khăn hay thuận lợi từ người quản lí.

Bộ phim mới nhất anh tham gia

làm đạo diễn là

Người phán xử

đã có sự

thành công rất lớn. Cá nhân anh, ngoài

niềm hạnh phúc, anh có áp lực nào với

những bộ phim tiếp theo?

Thành công của phim

Người phán xử

với tôi như một lời khen từ khán giả, đánh

dấu chặng đường khó khăn hơn mà chúng

tôi phải tiếp tục vượt qua. Khi khán giả

quan tâm hơn tới phim truyền hình Việt,

đã nhận diện được sự khác biệt của phim

VFC so với các hãng phim khác là lúc

chúng tôi cần cố gắng hơn nữa. Áp lực của

cá nhân chỉ đơn thuần về công việc, áp lực

lớn nhất lại nằm từ phía khán giả.

Có ý kiến cho rằng, giá như kịch

bản được chính chúng ta viết hoặc được

dựa theo một tác phẩm văn học Việt Nam

thì sẽ ý nghĩa hơn…?

Theo ý kiến cá nhân thì kịch bản từ

nguồn nào cũng phải đáp ứng được các

tiêu chí, có được phản hồi tích cực từ

khán giả. Hơn nữa, những bộ phim lên

sóng phải đa dạng về đề tài, sâu sắc về nội

dung. Chính vì vậy, việc khai thác nguồn

kịch bản từ những đất nước phát triển có

thế mạnh về truyền hình là việc nên làm.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những

phim trên sóng của VFC không thể thiếu

phim với kịch bản của các tác giả chuyển

thể từ tác phẩm văn học trong nước được

khán giả yêu thích như:

Lặng yên dưới

vực sâu, Thương nhớ ở ai, Tình khúc Bạch

Dương.

Để thấy rằng, tính thuần Việt của

văn hóa luôn được chú trọng đề cao trong

phim của VFC.

Tức là dù nguồn kịch bản ở đâu

thì nó vẫn phải mang được hồn Việt,

khán giả xem phim sẽ nhận ra câu

chuyện cuộc đời trong đó?

Để những bộ phim có kịch bản từ

nước ngoài lên sóng, chúng tôi đã phải

Việt hoá hoàn toàn, đôi khi công việc này

khó khăn hơn nhiều lần viết mới kịch bản

thuần Việt. Với bộ phim

Người phán xử

,

khán giả đã nhận thấy sự khác biệt rõ rệt

với phim gốc và đây chính là một trong

những thành công của nhóm biên tập và

biên kịch.

Một bộ phim hay, theo anh, phải hội

tụ những yếu tố gì? Kịch bản, đạo diễn hay

khả năng diễn xuất của diễn viên?

Thực ra cần có cả ba yếu tố đó cộng

thêm nỗ lực của cả tập thể làm phim. Bên

cạnh đó, tôi cho rằng, có thêm một yếu tố

vô cùng quan trọng nữa, đó là sự đồng cảm

của các thành phần sáng tác. Có như vậy,

những nỗ lực của cá nhân mới phát huy hết

hiệu quả trong công việc, đôi khi nguồn

cảm hứng của người này lan toả đến người

kia tạo nên một sức mạnh thống nhất.

Kế hoạch sắp tới của anh?

Sau khi hoàn thành hậu kì

Tình khúc

bạch dương

, tôi sẽ bắt tay xây dựng một

bộ phim mới về đề tài chống tham nhũng.

Tôi nghĩ, đây là mảng đề tài mà khán giả

sẽ quan tâm. Hơn nữa, cũng là một đề tài

khó mà tôi muốn thử sức. Khi còn cơ hội

và thử thách thì tôi muốn vượt qua nó để

thấy mình vẫn còn đam mê.

Cảm ơn và chúc anh thành công!

Văn Hương

(Thực hiện)