Table of Contents Table of Contents
Previous Page  89 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 89 / 92 Next Page
Page Background

89

T

heo báo cáo của Ban Chỉ đạo

Chương trình 02 TP, đến nay,

Hà Nội có hai huyện (Đan

Phượng và Đông Anh) đạt chuẩn NTM.

Toàn thành phố có 255/386 xã (chiếm

66,06%) được UBND Thành phố công

nhận đạt chuẩn NTM. Trong số 131 xã

còn lại, theo kết quả tự thẩm định của

các địa phương, có 5 xã đã đạt và cơ bản

đạt 19 tiêu chí (tăng 5 xã so với năm

2016), có 87 xã đạt và cơ bản đạt từ

15 - 18 tiêu chí (giảm 1 xã so với năm

2016), có 39 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-

14 tiêu chí (giảm 3 xã so với năm 2016),

không có xã nào đạt dưới 11 tiêu chí.

Thời điểm hiện tại, Sở Nông nghiệp &

Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) đã

phối hợp với các huyện, thị xã chỉ đạo

bà con nông dân hoàn thành kế hoạch

sản xuất vụ Xuân theo đúng thời vụ với

tổng diện tích gieo trồng 122.413ha, đạt

100,34% kế hoạch. Về xây dựng NTM,

hai huyện (Thanh Trì và Hoài Đức) đang

hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo Quyết định

số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ để trình Trung ương công nhận đạt

chuẩn NTM.

Được biết, trong quá trình xây dựng

NTM, Hà Nội là một trong những địa

phương đi đầu, đạt được nhiều thành

tích nổi bật. Các huyện, thị xã và các xã

đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo,

nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội; Đời sống

nông dân không ngừng được cải thiện,

thu nhập bình quân đầu người khu vực

nông thôn năm 2016 đạt 36 triệu đồng/

người, đa số người dân có nhà kiên cố;

100% trạm y tế xã có bác sĩ công tác tại

trạm. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm

y tế ở một số huyện tương đối cao như:

Đan Phượng (80%), Phúc Thọ (80,2%),

Phú Xuyên (75%), Chương Mỹ (76%)…

Trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến

truyền hình, hầu hết các hộ có điện thoại

liên lạc. Đến hết năm 2016, số hộ nghèo

là 44.412 hộ, chiếm tỉ lệ 2,37%, giảm

20.965 hộ so với đầu năm, trong đó, khu

vực nông thôn có 40.494 hộ nghèo, giảm

19.778 hộ, chiếm 3,65% (giảm 0,95%

so với đầu năm 2016 và giảm 1,15% so

với kế hoạch của UBND Thành phố). Về

môi trường và an toàn thực phẩm: 100%

dân cư nông thôn được sử dụng nước

sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, trong đó, 38%

được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn

Bộ Y tế; 84% hộ gia đình có nhà tiêu hợp

vệ sinh; 100% rác thải sinh hoạt được thu

gom theo quy định; có 353/386 xã đạt và

cơ bản đạt, còn 33/386 xã chưa đạt.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư

thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị

Thanh Hằng đánh giá cao kết quả đạt

được trong quý I/2017 của Chương trình

02, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực, tích

cực vào cuộc của các sở, ngành, địa

phương. Trong thời gian qua, tổ công

tác, các sở, ngành TP thường xuyên đi

kiểm tra hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn

cho các địa phương. Đặc biệt, công tác

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa

đạt 98%, đây là kết quả nổi bật trong

Chương trình 02. Trong đó, nhiều huyện

hoàn thành 100% như: Thanh Trì, Phúc

Thọ, Ứng Hòa, Thường Tín… Đây là cơ

sở để thực hiện liên doanh liên kết sản

xuất nông nghiệp.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong quý

II và 9 tháng còn lại của năm 2017,

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà

Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Sở

NN&PTNT tiếp tục phối hợp, chỉ đạo

các địa phương thực hiện tốt kế hoạch

sản xuất nông nghiệp, các đề án, dự án

đã được phê duyệt. Đồng thời đẩy mạnh

công tác xúc tiến thương mại, liên kết

tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu

nông sản Thủ đô. Đặc biệt, chuyên đề

chính của Chương trình 02 năm 2017 là

mở rộng phát triển sản xuất nông nghiệp

theo hướng chuyên canh, ứng dụng công

nghệ cao. Do đó, Phó Bí thư thường trực

Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng

giao Sở NN&PTNT chủ trì xây dựng

một mô hình điểm về nông nghiệp công

nghệ cao cấp thành phố, đồng thời mỗi

huyện, thị xã lựa chọn xây dựng một mô

hình điểm của địa phương.

P.V

Bước phát triển trong

xây dựng Nông thôn mới ở Hà Nội

Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương

trình 02-CTr/TU Thành ủy về “Phát triển

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM),

nâng cao đời sống nông dân” đã tổ chức

Hội nghị giao ban quý I/2017, triển khai

nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2017.

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội

Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì hội nghị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng

phát biểu tại hội nghị