19
17%. Thiếu oxy trong nhiều ngày sẽ làm
não tê liệt và vô cùng buồn ngủ. Chỉ
một chuyện đó thôi cũng đã là thử thách
không nhiều người vượt qua được. Thử
thách thứ hai là việc thay đổi áp suất đột
ngột từ vài trăm mét dưới biển, lên mặt
nước ngay lập tức sẽ làm oxy có trong
mạch máu hay trong phổi dãn nở nhiều
lần, chỉ cần sai quy trình, các mạch máu
sẽ vỡ và kết cục rất kinh khủng. Tóm
lại là phải cực kì đặc biệt mới có thể trở
thành thủy thủ tàu ngầm được.
Nghe nói, tàu ngầm của Hải
quân Việt Nam được mệnh danh là hố
đen trong đại dương với những đặc
tính vô cùng lợi hại. Là người đã được
mục sở thị và khám phá, bạn sẽ đem
đến cho khán giả những nội dung
phóng sự gì?
Trước khi được nhìn thấy tàu ngầm
Kilo tôi đã đọc nhiều bài báo viết về nó
nên rất tò mò, khi được nhìn thấy nó
tôi vẫn không khỏi ấn tượng, giống như
kiểu trẻ con được nhìn thấy một món đồ
chơi lạ. Đó là cảm giác thích thú pha lẫn
sợ hãi, kiểu sợ hãi trước một cái gì đó
nguy hiểm và huyền bí. Trong ảnh dưới
đây chỉ là phần nổi của con tàu, thực tế
là nó chỉ nổi cỡ 1/4 trên mặt nước thôi.
Phần còn lại chìm bên dưới. Có nghĩa là
chiều dài của con tàu cỡ bằng một sân
bóng đá.
Thực ra thì chuyến công tác của tôi
không làm về kĩ thuật hay tính năng của
con tàu. Tôi thực hiện các phóng sự về
các thủy thủ tàu ngầm đón Tết như thế
nào? Họ vừa trở về sau một chuyến hải
hành dài trên biển ra sao? Họ làm thế
nào để san sẻ nỗi nhớ nhà, đặc biệt là
khi không được về ăn Tết cùng gia đình.
Vậy, Xuân Tùng có ấn tượng gì
nhất trong những ngày làm việc tại Lữ
đoàn Tàu ngầm 189?
Tôi ấn tượng bởi khả năng và tinh
thần của các thủy thủ tàu ngầm. Việt
Nam là 1 trong 20 nước trên thế giới
sở hữu tầu ngầm. Tôi nghĩ thế này,
mua được con tàu không
phải là quá khó với khả
năng tài chính của
nhiều quốc gia, điểm
khó là nằm ở sự
vận hành đồng bộ.
Và con số cung
cấp ở trên cho
thấy khả năng
của Hải quân Việt
Nam. Ở Lữ đoàn
tàu ngầm, cán bộ
chiến sĩ huấn luyện
vận hành và tập luyện
12 tháng/năm. Trong
những ngày ở đó, ngày
nào tôi cũng được chứng
kiến những buổi giao
ban, lên lớp trau dồi kiến thức, huấn
luyện thể lực cũng như những kĩ năng
điều khiển con tàu.
Vào dịp 22/12, khi tôi thực hiện một
phóng sự về Quân chủng hải quân được
phát sóng trên kênh VTV1, hàng loạt
tờ báo nước ngoài trích dẫn và đưa tin.
Tìm hiểu kĩ mới biết, họ ấn tượng bởi
việc ta có thể vận hành và bắn tên lửa từ
tàu ngầm KILO khi lặn. Làm chủ được
vũ khí trang bị, đặc biệt là những loại
vũ khí như tàu ngầm Kilo không phải là
điều dễ dàng.
Có vẻ như Xuân Tùng có duyên
với Hải quân Việt Nam. Còn nhớ, cách
đây không lâu bạn cũng đã có mặt tại
căn cứ Cam Ranh và có một chuyến đi
cũng rất đặc biệt?
Cách đây khoảng hơn một tháng tôi
cũng tới căn cứ Cam Ranh để thực hiện
chương trình về một lực lượng khá mới
của Quân chủng hải quân, đó là không
quân - hải quân. Đó là một chuyến đi
thú vị, tôi được đi thăm tàu Gepard, loại
tàu tên lửa hiện đại nhất của Quân
chủng hải quân, được trò
chuyện và chứng kiến
công việc của những
phi công hải quân,
họ bay ra Trường
Sa hàng ngày. Họ
cũng luyện tập
trên những chiếc
máy bay trực
thăng chuyên dùng
để săn
tàu ngầm.
Làm nhiều chương
trình về Quân chủng Hải
quân, được đi nhiều căn
cứ, nhiều vùng hải quân
của ta trong suốt gần 20
năm qua, tôi thực sự ấn tượng bởi sự
thay đổi về lượng và chất. Từ những
chuyến đi đảo đầu tiên vào năm 2002,
khi đó tại các đảo, nước ngọt vẫn còn rất
hiếm, tàu chở chúng tôi ra đảo tiết kiệm
từng lít nước ngọt, điện thoại di động ở
đó không có sóng, thông tin từ đất liền
ra đảo chỉ hoàn toàn trông vào những
cánh thư... thì nay mọi việc đã thay đổi
nhiều. Chúng ta đã có thể bay ra Trường
Sa hàng ngày. Những điều đó cho thấy
sự phát triển hoàn toàn khác. Và lực
lượng Hải quân đã có đủ điều kiện để
bảo vệ biển đảo quê hương.
Xin cảm ơn anh!
Cẩm Hà
(Thực hiện)
Cán bộ tàu ngầm Tp HCM
trang trí phòng đón Tết
Thuỷ thủ huấn luyện khoa mục thoát hiểm từ ống phóng ngư lôi
Tập luyện thể dục với cường độ cao mỗi ngày