83
bao nặng nhẹ. Nhưng thôi, việc xã hội bỏ
ra ngoài xã hội. Tiền mừng tuổi trong gia
đình ngày Tết cũng thay đổi. Nó tăng
theo giá thị trường, tăng theo giá trị đồng
tiền tiêu dùng.
Người ta đổi tiền mới trước Tết để
mừng tuổi và đi lễ. Tiền mệnh giá nhỏ
thôi. Xưa là tiền hào rồi sau là 500 đồng
tiền màu hồng, 1.000 đồng phong bao lì
xì cho trẻ. Rồi tiền 5.000 đ, 10.000 đồng
đỏ mừng tuổi cho may mắn. Đồng 500 bé
nhỏ lâu nay không dùng được nữa.
Không ai đặt lễ khi đi chùa. Càng không
ai mừng tuổi nữa. Trẻ con bây giờ hiểu về
giá trị của tiền có khi còn hơn một số
người lớn, nhất là người già cả. May mắn
cho gia đình nào con cháu còn biết cảm
ơn khi nhận tiền mừng tuổi, còn vui
sướng khi được nhận tiền mừng tuổi. Chỉ
còn ở các vùng quê tiền mừng tuổi vẫn
chỉ 5, 10 ngàn đồng như xưa 5 xu, 1 hào
và đứa trẻ nhận tiền hoan hỉ. Ông bà thì
được con cháu mừng tuổi ít nhất 5 chục
hoặc 1 vài trăm là cảm động, quý hoá.
Thành phố, nhất là ở các thành phố lớn,
ở Thủ đô tiền mừng tuổi mấy năm nay
mỗi năm một khác. Trẻ em được mừng
tuổi ít nhất là 50 ngàn, lớn nữa là 100
ngàn, 500 ngàn, rồi tiền triệu... Đứa trẻ
nhận phong bao rút tiền ra xem rồi đếm
trước mặt người lớn. Chúng mừng rỡ
cảm ơn. Chúng nhận với vẻ mặt bình
thản như phải là thế... Buồn thay khi ý
nghĩa của tiền mừng tuổi đã thay đổi.
Những đứa trẻ được cha mẹ đèo đi chúc
Tết và nó lại hiểu “đi thu hoạch”. Ngồi
đếm tiền nhiều ít so sánh với nhau. Nộp
tiền cho mẹ khi có tiền mừng tuổi. Đứa
trẻ hiểu để đóng tiền học cho con, để
mua sách vở cho con. Đứa trẻ cảm giác
nó không có gì cả vì không phải của
mình. Ý nghĩa tiền mừng tuổi to lớn quá
thành ra không có nghĩa gì với nó. Cũng
có thể vì gia đình còn nhiều khó khăn và
nhiều đứa trẻ hiểu vậy. Cũng có thể cha
mẹ không cho trẻ cầm tiền vì lo chúng
tiêu lung tung, phung phí…
Mỗi gia đình một hoàn cảnh, một lối giáo
dục khác nhau. Có một cô bé bỏ tất cả tiền
mừng tuổi, tiền được mừng sinh nhật vào
con lợn sứ. Một ngày nào đó, cô bé đã mổ
lợn mang mừng sinh nhật một cậu bé
khuyết tật. Một đứa trẻ khác có nhiều tiền
mừng tuổi đã nghe bố mẹ gửi tiết kiệm sổ
riêng của mình. Nhiều cô cậu bé đã mang
tiền mừng tuổi đóng góp vào những việc
thiện nguyện… Nhiều lắm những cách thức
mà người lớn hướng cho những tiền mừng
tuổi có ý nghĩa tích cực cho đứa trẻ. Dùng
cho mình. Dùng cho gia đình. Bồi đắp lòng
nhân ái đến với người khó khăn trong xã
hội.
Tiền mừng tuổi ý nghĩa lớn dần khi duy
trì tập tục tốt đẹp. Có câu “Không phải cho
cái gì mà là cách cho”. Chúng ta sẽ mang
đến cho trẻ nhận thức gì, tình cảm đạo đức
gì là ở cách ta mừng tuổi. Thật sợ khi tiền
mừng tuổi bao nhiêu lại là thước đo tình
cảm và rồi thành nấc thang tình cảm của
con trẻ. Năm mới bao điều cần lo, cần
chuẩn bị để mừng năm mới. Lo đổi tiền
mừng tuổi cũng thành một việc khó. Đổi
mệnh giá nhỏ 10 lấy 8 đã là mừng vì đổi
được. Đâu chỉ cho con cháu còn trẻ trong
họ, trong làng, trẻ con nhà bạn. Chuẩn bị
phong bao bây giờ là hai ba loại để bỏ mức
tiền khác nhau. Tiền mừng tuổi trẻ con phụ
thuộc theo quan hệ của cha mẹ, theo tầm
cỡ người quan hệ với cha mẹ. Đừng nghĩ
trẻ không hiểu đâu. Trẻ con bây giờ hiểu hết.
Nhưng thôi, ngang dọc gì thì năm mới
cùng những lời chúc quen thuộc: An khang
thịnh vượng - Sức khỏe dồi dào, sống lâu
trăm tuổi - Chăm ngoan học giỏi - Tiền vào
như nước... là những phong bao đỏ thắm lì
xì đem đến may mắn và niềm vui.
Tản văn của BÙI KIM ANH