30
SAU KHI RỜI NHIỆM VỤ LÀM CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ, TRỞ VỀ VỚI
ĐÚNG CHUYÊN MÔN ĐẠO DIỄN PHIM
TRUYỀN HÌNH, ĐỨC HIẾU VỪA CÓ BỘ PHIM
ĐẦU TIÊN Ở VAI TRÒ ĐẠO DIỄN CHÍNH
CỦA
CHẠY TRỐN THANH XUÂN
(ĐỒNG
ĐẠO DIỄN VŨ MINH TRÍ). ANH CHIA SẺ
NHỮNG CẢM XÚC, SUY NGHĨ VỀ LẦN
TRỞ LẠI THÚ VỊ NÀY.
Được đào tạo về chuyên ngành
đạo diễn, sau một vài bộ phim, Đức
Hiếu được điều đi làm truyền hình
thực tế, bạn có buồn vì điều đó
?
Tôi đi theo truyền hình thực tế khá
lâu, hẳn bốn mùa
Bố ơi, mình đi đâu
thế?.
Khoảng vài năm gần đây, tôi mới
trở về với việc sản xuất phim truyền
hình. Nhiệm vụ làm truyền hình thực tế
của đơn vị giao cho, khác hoàn toàn
với công việc làm phim. Khi đi làm
truyền hình thực tế, tôi học được rất
nhiều điều bổ ích, về việc quản lí một
đoàn làm chương trình truyền hình
đông người, nhiều nhóm, sự ứng biến
trong mọi trường hợp.
Bốn mùa theo
Bố ơi, mình đi
đâu thế?,
những kinh nghiệm gì về
nội dung được Đức Hiếu áp dụng
trong việc chỉ đạo cho diễn viên?
Tôi cũng học được nhiều về tâm lí,
tình cảm, sự ứng xử trong gia đình từ
những câu chuyện cảm động, thú vị
trong
Bố ơi, mình đi đâu thế?.
Trở lại
công việc làm phim, tôi luôn nói với các
diễn viên: cảm xúc thật là quan trọng
nhất. Phải đặt mình trong vị trí của
nhân vật, bởi diễn viên là người cảm
thụ nhân vật. Đạo diễn chỉ là người
nắm tổng thể thôi, định hướng đường
dây và cân đối toàn bộ.
Việc kết nối trở lại công việc
yêu thích - đạo diễn phim của Đức
Hiếu ban đầu có diễn ra thuận lợi
không?
Khi hoàn thành nhiệm vụ được giao
ở chương trình truyền hình thực tế, tôi
cũng phải bắt đầu với vai trò phó đạo
diễn. Đó là bộ phim
Tình khúc Bạch
Dương
sản xuất tại Nga của đạo diễn
Vũ Trường Khoa. Tôi phải mất một thời
gian để hòa nhập với cách làm phim.
Hồi đó, anh Trường Khoa tin tưởng,
giao phó cho tôi toàn bộ việc sửa kịch
bản cùng biên kịch, chuẩn bị bối cảnh
đi đâu, làm gì, bàn bạc và phối hợp với
tổ họa sĩ để công việc sản xuất thuận
lợi, đúng tiến độ. Cả quá trình quay lại
với guồng sản xuất phim, được sự
giúp đỡ của anh Khải Anh, Bùi Tiến
Huy, đặc biệt là đạo diễn Đỗ Thanh
Hải, tôi về lại nhịp làm việc nhanh hơn.
Là phó đạo diễn của
Chạy trốn
thanh xuân
, phụ trách mảng diễn
viên, cách Đức Hiếu lựa chọn để
“lái” diễn viên theo ý đồ của mình
như thế nào?
Tôi để các diễn viên đọc kịch bản
và tự cảm nhận về nhân vật của mình.
Sau đó, các bạn sẽ tập thử cho tôi
xem, đó là lúc tôi nhìn thấy rõ nhất
cách diễn viên “nhập vai” tự nhiên ra
sao, phản ứng của họ với nhân vật của
mình thế nào. Từ đó, tôi sẽ cân nhắc
cần thêm điều gì, chạy mạch tâm lí
chung cho cả đoạn để diễn viên nắm
được. Trên phim trường, đạo diễn sẽ
là người định hướng, quyết định “nắn”
diễn viên “lên” hay “xuống” trong từng
trường hợp cụ thể. Tôi luôn nói với các
diễn viên hãy tự đặt câu hỏi: “Với lí lịch,
xuất thân nhân vật như thế thì sẽ làm
gì trong tình huống này?”.
Anh nói gì với ý kiến cho rằng
lựa chọn Lưu Đê Ly cho vai nữ
chính là rất mạo hiểm?
Khi lựa chọn diễn viên, đương
nhiên phải có sự đồng thuận của cả hai
đạo diễn. Còn trên hiện trường, tôi là
người chịu trách nhiệm chỉ đạo về cảm
xúc, tâm lí, di chuyển như thế nào.
Đúng là chọn Lưu Đê Ly có phần mạo
hiểm nhưng cũng có phần yên tâm.
Trong khoảng 10 tập đầu, chúng tôi
hoàn toàn hài lòng với diễn xuất của
Lưu Đê Ly bởi từ tính cách, con người
của An rất giống với Ly ngoài đời.
Nhưng tuyến nhân vật phát triển dần
lên thì hơi chệch “đường ray” với Ly.
Tôi nghĩ, sự kết hợp của Ly và bạn
diễn Mạnh Trường trong phim rất
quan trọng nên gợi ý hai bạn ngồi lại
cùng để chia sẻ, hỗ trợ nhau. Tôi chỉ
Đạo diễn Đức Hiếu
VỀ LẠI CHỐN XƯA
ĐỐI THOẠI