Previous Page  83 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 92 Next Page
Page Background

83

Học cách chấp nhận

Hầu hết các bậc cha mẹ khi phát hiện

ra con mình biết yêu đều cảm thấy bất

ngờ và hoang mang vì họ sợ yêu đương

ở độ tuổi học sinh sẽ dẫn đến những hậu

quả ngoài mong muốn. Theo thạc sĩ tâm

lí Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc Trung

tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lí và truyền

thông công cộng, tình cảm ở lứa tuổi này

xuất phát từ sự bồng bột, nhất thời, yêu

thích vì những lí do rất ngô nghê như:

thấy bạn đẹp, bạn học giỏi, bạn hay nhìn

mình… Tình cảm dễ đến, dễ đi song đủ

sức dày vò, ảnh hưởng tới cuộc đời, tương

lai của người trong cuộc nếu không được

định hướng đúng. Các bậc cha mẹ nên

nhìn nhận và xem xét kĩ vấn đề, giải quyết

bằng sự lắng nghe, chia sẻ nhẹ nhàng. Tuỳ

vào lứa tuổi và tính cách của con để tìm

ra cách ứng xử phù hợp, nhưng luôn phải

đặt tiêu chí tôn trọng tình cảm của trẻ lên

hàng đầu. Ở cấp 1, tình cảm dành cho bạn

khác giới chỉ là cảm giác quý mến nhất

thời. Hầu hết các bé cũng chưa đến tuổi

dậy thì nên về mặt sinh lí cũng chưa đáng

lo ngại. Tuy nhiên, đây là giai đoạn cha

mẹ nên nói với các con những vấn đề liên

quan đến giới tính, cách biểu hiện cảm

xúc âu yếm đúng mực. Ở cấp 2, khi đã

bước vào giai đoạn dậy thì với rất nhiều

bỡ ngỡ, trẻ rất cần sự đồng hành của cha

mẹ. Hãy thẳng thắn đối diện, tâm sự với

con về chuyện tình yêu, giới tính. Nói cho

con nghe chuyện của chính mình ngày xưa

một cách chân thành, vui vẻ mà không

tỏ ra khuôn phép hay giáo điều. Trang bị

cho con những kĩ năng sống cần thiết để

không rơi vào khủng hoảng tình cảm khi

bị thất tình hoặc bị bỏ rơi. Là mẹ của hai

cô con gái đang học cấp 2 và cấp 3, chị

Hoài Thu có quan niệm khá thoải mái về

tình yêu tuổi học trò: “Việc thích - yêu

- ghét là cảm xúc của con người nên trẻ

có những tình cảm đó cũng là việc rất

bình thường. Thà đối mặt với những cảm

xúc ấy sớm, sau này con sẽ không bị vấp

ngã. Khi con còn trong tầm kiểm soát của

mình thì mọi việc không đáng ngại. Điều

quan trọng nhất là phải khiến con tin

tưởng, mở lòng với mình, có thế mới biết

con đang ở giai đoạn nào, nên làm gì thì

mình sẽ giúp con theo cách những người

bạn giúp nhau”.

Nhà tâm lí học E.Maslow từng nói:

“Nhu cầu bản năng là một quy luật. Nó

như dòng sông chảy, ta không thể ngăn

chặn mà chỉ nên uốn dòng chảy theo một

hướng khác êm đềm hơn”. Đó cũng là

cách lựa chọn thông minh nhất của các

bậc cha mẹ khi đối mặt với hiện trạng

yêu sớm của con trẻ hiện nay. Khi không

thể ngăn cản thì hãy trang bị cho con “hệ

thống phòng thủ” bằng tư duy để hạn chế

tối đa những hệ luỵ.

Bảo Anh