Previous Page  69 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 69 / 92 Next Page
Page Background

69

cơn ám ảnh cuồng nhiệt với các chương

trình nấu ăn khiến những công thức,

cuốn sách, màn trình diễn, giới thiệu của

đầu bếp trở thành mục tiêu được chào

đón ráo riết. Một cuộc khảo sát gần đây

được tiến hành với khoảng hai nghìn

người cho thấy, trung bình một khán giả

độ tuổi trưởng thành ở xứ sở sương mù

dành ra 1 giờ 37 phút mỗi ngày để xem

các chương trình truyền hình liên quan

đến nấu ăn với sự lựa chọn hàng đầu

thuộc về

GBBO

, tiếp đó là

MasterChef

Come Dine with Me

. Không chỉ vậy,

người Anh còn tiếp tục dành nhiều giờ

để tìm kiếm, chia sẻ, bàn luận về ẩm

thực trên mạng xã hội và không thể

không nhắc đến trào lưu gây sốt - chụp

hình món ăn và khoe lên các tài khoản

cá nhân như instagram.

Thời gian chỉ càng chứng tỏ rằng

người Anh không đến với các chương

trình truyền hình ẩm thực như một thú vui

nhất thời mà đang dần tạo nên bản sắc, thị

hiếu đặc biệt. Khi mới lên sóng năm 2010,

GBBO

- một cuộc thi làm bánh chỉ thu hút

lượng khán giả khiêm tốn với phản ứng

không mấy mặn mà từ khán giả. Nhưng

qua từng năm,

GBBO

đã đột phá rất nhanh

để tới mùa thứ tư đã trở thành chương

trình được xem nhiều nhất trên kênh BBC

Two và nhanh chóng chuyển sang kênh

BBC One để rồi tiếp tục chứng kiến sự

thăng tiến ngoạn mục. Theo thống kê năm

2016, 9/10 chương trình ăn khách nhất

của BBC là các tập của mùa thi

GBBO

thứ

bảy - một kỉ lục được xem hi hữu. Chuyên

gia truyền thông nhận định, dù ẩm thực đã

là đề tài được yêu thích trên truyền hình từ

thập niên 50 thế kỉ trước nhưng vài năm

trở lại đây, sự phát triển chóng mặt của

loại hình này đã thực sự khiến công chúng

phát cuồng. Một điều khá thú vị nữa là rất

nhiều chương trình truyền hình yêu thích

việc sử dụng từ “British” trong tên gọi

như một cách khẳng định thương hiệu,

tính chất Anh qua đó không chỉ lôi cuốn

khán giả vào việc tìm hiểu, khám phá

ẩm thực nước nhà mà còn hàm ý khuếch

trương niềm tự hào đó ra thế giới.

Tuy nhiên, cũng chính những cuộc

khảo sát chỉ ra rằng, khán giả Anh chỉ

“nghiền” xem qua truyền hình chứ không

hào hứng lắm với việc vào bếp. Nghĩa

là mong muốn truyền cảm hứng từ các

chuyên gia, bếp trưởng thông qua các

format thi tài hấp dẫn, những công thức

diệu kì mới chỉ đi được một nửa chặng

đường: kéo khán giả ngồi trước màn hình

và khiến họ không hề ngần ngại khi điền

“nấu nướng” vào trong danh mục yêu

thích. Khán giả dành hơn 5 giờ mỗi tuần

dành cho việc xem, đọc về ẩm thực nhưng

chỉ khoảng 4 giờ thực tế vào bếp làm đồ

ăn. Công thức quá khó, cách trình bày quá

phức tạp hay nguyên liệu không dễ tìm

kiếm… là một loạt lí do để lí giải cho việc

chỉ xem thôi và không muốn vận dụng.

Chính vì thế, những nhà sản xuất các

chương trình truyền hình lại không ngừng

đầu tư thực hiện những format mới, cách

hướng dẫn mới để ngày càng kết nối bền

chặt hơn, hữu ích hơn cho khán giả.

Nhã Khanh

(Theo Telegraph)

Chương trình

Masterchef

phiên bản Anh

(Ngu n: independent)

Nadiya Hussain (thứ hai từ trái sang) là người dẫn chương trình thi tài ẩm

thực mới

The Big Family Cooking Showdown

(Ngu n: independent)

Mary Berry - giám khảo, người dẫn chương

trình ẩm thực hàng đầu nước Anh (Ngu n: bbc)