7
đồng ý với đề nghị của bệnh viện ở
Munchen (Đức), hiến xác ông Sơn để các
nhà khoa học nghiên cứu về virus corona
chủng mới... Nhân vật ở rải rác khắp nơi
trên thế giới lại đang ở trong tình thế khẩn
cấp. Vậy, làm thế nào để ekip có thể thuyết
phục họ hợp tác trả lời phỏng vấn và còn tự
quay hình ảnh của mình? BTV Trần Xuân
- đạo diễn kiêm biên kịch bộ phim chia sẻ:
“Ekip chỉ có 1 tháng để tìm kiếm nhân vật,
quay, viết kịch bản và dựng một bộ phim
tài liệu về người Việt ở nước ngoài trong
bối cảnh “không thể đi tác nghiệp. Làm tin
trong bối cảnh giãn cách xã hội đã khó rồi,
huống chi làm phim tận trời Tây, ekip chọn
cách ghi hình qua Facetime toàn bộ. Để
quay nhân vật ở Mỹ, cứ 5h sáng tôi lại thức
dậy để phỏng vấn và ghi hình, như kiểu đặt
camera quan sát trong nhà. Thật may, điện
thoại của nhân vật có cái gạt chống phía
sau nên để được nhiều góc khác nhau”.
Trong quá trình thực hiện phim, ekip
sản xuất đã trải qua rất nhiều cung bậc
cảm xúc, lo lắng đến nghẹt thở vì tình hình
căng thẳng của các nhân vật, hồi hộp với
từng diễn biến. “Ngày mình tiếp cận cặp vợ
chồng ở Nhật, người vợ đang trong tháng
cuối thai kì, dự sinh là 24/4. Vậy là ekip phải
bắt tay quay ngay khi nhân vật còn chưa
sinh thì mới có cảnh mang bầu. Khổ nỗi,
người chồng quá bận, sát tới ngày vợ dự
sinh rồi mà vẫn chưa ghi hình như đã trao
đổi khiến tôi như ngồi trên đống lửa. Cùng
lúc đó, thêm nhiều tin xấu ở các bệnh viện
Nhật bị lây nhiễm chéo, tôi càng lo hơn. Tới
ngày 29, Facebook của nhân vật thông báo
là đã sinh con. Mau chóng, tôi gọi sang xin
quay và phỏng vấn. Chỉ có khoảng 3 phút
phỏng vấn và ghi hình em bé vì lúc đó bệnh
viện không cho người nhà vào. May quá
vẫn kịp ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ đó”...
Đạo diễn Trần Xuân chia sẻ.
Để bộ phim tài liệu hoàn thiện, ekip
còn trải qua nhiều công đoạn hậu kì không
kém phần gian nan. Khi xem phim, khán
giả thấy rất nhiều trang nhật kí được
ghi trên màn hình máy tính, trên lịch và
Facebook, tất cả đồ họa đó đều do Trần
Xuân thực hiện: “Mọi người để ý sẽ thấy,
khi nhân vật Phương ở Mỹ viết nhật kí thì
màn hình cũng như avatar bạn ấy đều là
hoa hồng trắng. Nếu để ảnh bạn ấy thì mọi
người dễ nhận ra hơn nhưng ảnh chất
lượng không cao nên tôi vẽ hoa hồng thay
vào. Vẽ những cái này mất rất nhiều thời
gian. Thêm nữa, tất cả các cuộc phỏng
vấn ghi màn hình, tôi đều thu lại và thả vào
nền mình đã đồ họa thì xung quanh mới
nét hơn”. Chất liệu tự quay ở nước ngoài
không đủ cho ekip xây dựng một bộ phim
bằng hình ảnh được. Nhất là một số diễn
biến nhân vật đã xong rồi, không thể quay
lại được. Thế nên ekip chọn cách tái hiện.
Cảnh ở nước ngoài nhưng lại tái hiện tại
Việt Nam quả là rất khó. Ekip kì công tìm
bối cảnh, đạo cụ, từ lọ thuốc, cặp nhiệt
độ... rồi phải đi mua đạo cụ giống hệt như
trong nhà nhân vật, từ cây vạn niên thanh
đến chùm bóng đèn. Có khoảng 23 cảnh
tái hiện (ekip chỉ sử dụng khoảng 2/3 số đó
cho vào phim) được thực hiện trong suốt
5 ngày, ekip phải chạy đua với thời gian
để kịp phát sóng. Để phim ngắn ngọn, xúc
tích, họ đã phải hi sinh một số chi tiết đã
kì công quay dựng. Họ đã làm việc thâu
đêm, người cắt cúp phỏng vấn, làm sẵn
phụ đề, người dựng lại mạch nhân vật,
người tìm nhạc... người ghép tất cả lại.
“Khi thực hiện bộ phim này, tôi đã sống
cùng cảm xúc nhân vật. Tất nhiên đằng
sau đó còn nhiều sự tiếc nuối vì có những
câu chuyện rất xúc động, những nỗi đau
nhưng không thể chia sẻ hết vì tôn trọng
cảm xúc riêng tư của nhân vật. Tôi mừng
là họ đã chia sẻ, dù không quen biết tôi.
Hơn hết, tôi muốn khán giả biết rằng họ đã
đối diện với cuộc khủng hoảng trong tâm
trí thế nào và đã trải qua nhiều cung bậc
cảm xúc ra sao. Qua đó, khán giả có thể
tìm thấy niềm tin, sự lạc quan để đương
đầu với dịch bệnh. Vì cuộc sống vẫn tiếp
diễn và vẫn là ngày chúng ta đang sống,
hãy sống một cách hết mình, trọn vẹn và
ý nghĩa”- Khép lại những ngày làm phim
đáng nhớ, đạo diễn Trần Xuân chia sẻ.
NGỌC MAI
Bac si Lê Thi Thưng - trong tuyen đau
chong dich Covid-19 tai Phap
Anh Nguyễn Minh Sơn - Người có di nguyện hiến xác
cho khoa học sau khi chết vì SARS-Covi 2