38
Hơn 80 tuổi, NSND Trần Minh
Ngọc vẫn miệt mài với công việc giảng
dạy. Ngoài lĩnh vực nghệ thuật, phải
chăng công tác đào tạo có một sức hút
đặc biệt đối với ông?
Tôi có một tình yêu rất kì lạ, rất khó có
thể lí giải một cách rõ ràng với công việc
đào tạo. Ở lĩnh vực nghệ thuật, công việc
đào tạo có một điều rất đặc biệt. Cứ mỗi
năm học, tôi lại được tiếp xúc với thế hệ
trẻ - những người đầy ắp đam mê, nhiệt
huyết và cả những ý tưởng sáng tạo rất
mới mẻ. Điều đó giúp tôi cũng cảm giác
như mình trẻ lại. Tôi cố gắng mỗi ngày
để trí óc mình không chai sạn đi, để có
thể tiếp tục sáng tạo. Công việc giảng dạy
không chỉ giúp tôi giữ đươc sự trẻ trung
tâm hồn mà còn học được rất nhiều điều
mới mẻ từ chính các học sinh của mình.
Người nghệ sĩ khi phấn đấu
cả cuộc đời cho nghề thì thực sự họ
không cần danh hiệu nào cả, nhưng
nếu được Nhà nước phong danh, họ sẽ
cảm thấy rất hãnh diện, ý nghĩa và tự
hào. Với ông thì sao?
Tôi tin là người ta có trân trọng đóng
góp của tôi trong lĩnh vực sân khấu, nhưng
nhược điểm ở đây là cơ chế. Nếu Nhà
nước thấy người nào xứng đáng với danh
hiệu thì hãy trao cho họ, chứ đừng để nghệ
sĩ phải làm đơn, báo công để xin cho được
danh hiệu đó. Cho nên tôi nghĩ là “của cho
không bằng cách cho”.
Được biết, ông đã nhận được Giải
thưởng Sáng tạo 2019 của UBND TP Hồ
Chí Minh cho 44 công trình thuộc 7 lĩnh
vực, trong đó có tác phẩm sân khấu
Dấu xưa
. Cảm xúc của ông thế nào?
Tôi rất vinh dự khi nhận được giải
thưởng này: Đây được xem là những tấm
gương sáng tạo được tôn vinh đợt đầu
tiên, tôi cảm ơn trước hết là tình cảm của
công chúng dành cho Nhà hát Kịch Sân
khấu nhỏ TP HCM trong suốt thời gian
qua. Cảm ơn giải thưởng mang tính đặc
thù này đã dành cho hoạt động đổi mới
sáng tạo trên địa bàn TP HCM, trong đó có
văn hóa nghệ thuật. Và cuối cùng là cảm
ơn các nghệ sĩ, diễn viên đã cùng chúng
tôi lao động nghệ thuật để có hiệu quả tốt
cho vở
Dấu xưa
, đưa đến công chúng trên
60 suất diễn.
Dấu xưa
là vở diễn hiếm hoi có
sức hút và thành công đặc biệt, khiến
người xem không còn nhớ đây là vở
diễn mang tính tuyên truyền. Là đạo
diễn, ông có thể chia sẻ thêm về yếu tố
thành công này?
Dấu xưa
đã chọn một cách đi khác, kể
câu chuyện về Bác Hồ nhưng xây dựng
hình tượng Bác là một người rất giản dị,
gần dân, thay vì hình ảnh lãnh tụ như
thường thấy ở vở diễn về Bác. Một yếu
tố thành công khác của
Dấu xưa
có công
không nhỏ của NSƯT Thanh Điền, người
đảm nhận hình tượng Bác Hồ. Không
ngần ngại hay có bất kì phản ứng nào khi
nhận thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở một góc nhìn rất khác với hình ảnh
quen thuộc, NSƯT Thanh Điền luôn trăn
trở phải làm sao để hình ảnh Bác ở
Dấu
xưa
trên sân khấu là một người rất gần
dân, nhưng vẫn giữ được phong thái của
một vị lãnh tụ. Anh đã thành công với vai
diễn quan trọng của mình.
Là một trong những đạo diễn mát
tay với tác phẩm sân khấu được dàn
dựng theo “đơn đặt hàng”. Tuy nhiên,
chất lượng từng tác phẩm và hiệu quả
trong công tác truyền bá, tiếp cận các
tác phẩm dạng này vẫn còn nhiều ý
kiến trái chiều, ông nghĩ sao?
Muốn có một tác phẩm sân khấu hay,
chất liệu đầu tiên phải là kịch bản. Tiếc
rằng vấn đề kịch bản đang là “nỗi niềm”
chung của người làm sân khấu cả nước.
Tác giả kịch bản sân khấu đang rất thiếu
và yếu. Khi chọn đề tài phản ánh hiện
thực xã hội, hầu hết các tác giả ngại va
chạm nên tự kiểm duyệt. Những vấn đề
cần phản ánh, thì hoặc chỉ nói rất chung
NSND Trần Minh Ngọc
SỢ NHẤT SỰ GIÀ CỖI
KHÔNG CHỈ LÀ MỘT NGƯỜI THẦY, NSND TRẦN MINH NGỌC CÒN LÀ MỘT TÀI
NĂNG, NHÂN CÁCH ĐÁNG KÍNH TRỌNG, LÀ TẤM GƯƠNG MẪU MỰC VỀ SỰ
ĐAM MÊ VÀ TẤM LÒNG TẬN TỤY VỚI SÂN KHẤU. DẪU CÔNG VIỆC LUÔN LẤY
ĐI CỦA ÔNG KHÔNG ÍT THỜI GIAN, NHƯNG NSND MINH NGỌC ĐÃ DÀNH
TÌNH CẢM ĐỂ TÂM SỰ VỚI CHÚNG TÔI CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN NGHỀ…
VĂN HÓA & GIẢI TRÍ