31
phẩm tham gia. Hai tác phẩm của ông là
Chung tay phòng, chống dịch Covid-19
và
Đeo khẩu trang thường xuy n và đúng
cách để phòng, chống dịch Covid-19 có
hiệu quả
đã được Hội đồng nghệ thuật
chọn. Họa sĩ chia sẻ, từ những năm 60
- 70 của thế kỉ trước ông đã vẽ những áp-
phích tuyên truyền, khi đó đề tài thường
tập trung vào việc thống nhất đất nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi tham gia
vẽ tranh cổ động phòng, chống đại dịch
Covid-19, ông cảm thấy rất thoải mái,
không có tâm lí thắng thua mà chỉ mong
được cùng các họa sĩ - góp sức để tuyên
truyền tới người dân, tránh đi rủi ro bởi
virus corona chủng mới gây ra.
Thời gian gần đây, Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam cũng đẩy mạnh trưng bày trực
tuyến, giới thiệu chùm tranh cổ động sáng
tác trong giai đoạn 1967-1978. Tuy ra đời
cách đây từ bốn đến năm thập kỉ nhưng
những tác phẩm này vẫn chứa đựng nhiều
thông điệp mang tính thời sự.“Đó là những
tác phẩm gắn bó chặt chẽ với thời cuộc,
góp phần kết nối sức mạnh cộng đồng
trong cuộc chiến với COVID-19. Ví dụ,
bức tranh
Theo bước Hai Bà Trưng quét
sạch thù xâm lược
(năm 1978) của họa sĩ
Phạm Văn Đôn gợi nhắc đến truyền thống
đoàn kết, kiên cường của dân tộc. Trong
những hoàn cảnh khó khăn, thử thách
như hiện nay, truyền thống đó
cần được phát huy mạnh mẽ,”
đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam phân tích.
LUỒNG GIÓ MỚI
CHO TRANH CỔ ĐỘNG
Có thể thấy, trong chiến dịch chung
tay trong việc tuyên truyền, cổ vũ cộng
đồng nâng cao ý thức chống dịch bệnh
Covid-19 thông qua các tác phẩm hội họa,
ngoài những họa sĩ cây đa cây đề còn
có sự góp mặt của nhiều gương mặt trẻ.
Bằng các cách thức đầy sáng tạo, gắn liền
với cuộc sống đương đại, những người trẻ
đang thổi hồn vào tranh cổ động một luồng
gió mới hiện đại, trẻ trung nhưng cũng đầy
ý nghĩa.
Bức tranh với thông điệp
Ở nhà là y u
nước
của họa sĩ Lê Đức Hiệp nhận được
những phản hồi tích cực từ khán giả. Bức
tranh này nổi tiếng và được nhiều tờ báo
quốc tế in lại. Phía trên bức tranh cổ động
là thông điệp kêu gọi người dân hạn chế
ra đường, tránh tụ tập để cùng chung tay
đẩy lùi Covid-19. Phía dưới bức tranh là
những lời nhắn gửivừa thiết thực vừa hóm
hỉnh: “Ai ho báo y tế. Ai tung tin giả báo
công an. Ai trốn cách li báo cộng đồng
mạng...” cùng số điện thoại đường dây
nóng của Bộ Y tế, Cục Cảnh sát chống
tội phạm công nghệ cao, phản ánh đúng
tinh thần phòng chống dịch Covid-19 của
Chính phủ.
Bộ tranh cổ động chống dịch Covid-19
độc đáo, thú vị của họa sĩ Quyết Thắng -
một nghệ sĩ tự do, làm trong ngành thiết
kế đồ họa hiện đang sinh sống và làm việc
tại TP.HCM cũng gây chú ý với đông đảo
mọi người. Dựa trên phong cách áp - phích
truyền thống, Quyết Thắng kết hợp thêm
những gam mới mới cùng thông điệp táo
bạo ghi dấu ấn mạnh trong lòng người xem.
Bộ tranh bao gồm 15 bức vẽ được đăng tải
trên trang cá nhân của tác giả trong album
Tranh cổ động vì cộng đồng
. Có thể kể đến
các bức có tên gọi rất dí dỏm, ngôn ngữ rất
gần gũi với cộng đồng mạng như:
Tôi ở nhà
nuôi gà và trồng th m rau, Phải bận khẩu
trang chứ đừng lang thang, Sểnh nhà ra
bệnh viện
,... Đây là cách để anh cổ vũ tinh
thần mọi người cũng như chính bản thân
mình có thêm sức mạnh để đẩy lùi dịch
bệnh. Tác phẩm tranh cổ động của Quyết
Thắng theo phong cách của người trẻ tác
động trực tiếp tới đối tượng trẻ, khiến tinh
thần lạc quan vui vẻ cùng những thông điệp
rõ ràng được người xem tiếp nhận đầy chủ
động. Ở thời điểm hiện tại, Quyết Thắng
vẫn tiếp tục đăng tải nhiều tác phẩm tự
sáng tác với phong cách hoạt họa không
pha trộn trên trang cá nhân.
Bằng cách thổi những hơi thở mới mẻ
vào giá trị truyền thống, những nghệ sĩ trẻ
góp một phần vào công cuộc tuyên truyền,
nâng cao ý thức cộng đồng trong chiến
dịch đẩy lùi Covid- 19 của Việt Nam.
MAI CHI
Những bức tranh cổ động chống Covid- 19 tr n đường phố Hà Nội.
(Ảnh: Hà Phương- Hạnh L )