Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

5 trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok

Đôn, để có thể ghi lại những hình ảnh về

cuộc sống, công việc, những thứ mà lực

lượng kiểm lâm phải trải qua hàng ngày

trong cuộc chiến bảo vệ rừng.

Chuyến đi thứ ba của chúng tôi là

rừng Tây Nam bộ với điểm đến là Vườn

quốc gia U Minh Hạ cho đến những cánh

rừng ngập mặn tại điểm cuối cùng là Mũi

Cà Mau. Ở đây, chúng tôi mất 14 ngày

cho khâu tiền kì, liên tục tác nghiệp và di

chuyển giữa các địa bàn. Nội dung xuyên

suốt là ghi nhận những thách thức mà

rừng ở khu vực này đang phải đối mặt,

nhất là tác động của biến đổi khí hậu,

nhưng đi kèm với đó là những giải pháp

bền vững mà các lực lượng kiểm lâm và

người dân đang thực hiện cho mục tiêu

bảo vệ và phát triển rừng.

NHỮNG KỈ NIỆM KHÓ QUÊN

Tại mỗi khu vực, rừng đều có những

nét đặc trưng rất riêng. Rừng Tây Bắc tại

Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Căng

Chải là rừng già nhiệt đới hiểm trở, nhưng

cũng rất đa dạng các loài động thực vật.

Trên dọc hành trình này, chúng tôi bắt gặp

vẻ đẹp hoang sơ của những cánh rừng

nguyên sinh, cảm nhận được công sức

của các lực lượng giữ rừng, bởi nếu không

có họ, chắc rừng không còn giữ được

những vẻ đẹp hoang sơ như vậy. Nhớ

hôm ở Tây Bắc, chúng tôi dự định ghi hình

đàn vượn đen tuyền, phải dậy từ 4h sáng,

lội bộ cắt rừng khoảng hơn 1 tiếng đồng

hồ để tới điểm nghe. Chúng tôi mang theo

máy ảnh với ống kính tele, rồi cả flycam

với quyết tâm quay thật đẹp hình ảnh loài

vượn này. Thế nhưng, đến nơi thì chỉ có

thể nghe được tiếng vượn hót, bởi giữa

bao la rừng, không thể biết đàn vượn quý

ở đâu để quay. Sau đó, được các anh đội

tuần rừng cho biết, trước nay chưa từng

có ai quay hay chụp được loài vượn này

bởi chúng tinh khôn vô cùng và rất khó tiếp

cận. Đó cũng là điều đáng tiếc và trăn trở

với chúng tôi khi không thể ghi trực tiếp

hình ảnh của loài được xem là quý nhất ở

khu rừng đó.

Đến Tây Nguyên vào mùa mưa, ấn

tượng của chúng tôi là rừng bằng phẳng,

trải bạt ngàn, rộng bao la, cỏ cây xanh

mướt. Chúng tôi đi xuyên rừng theo tuyến

tuần của lực lượng kiểm lâm, không chỉ

cảm nhận được vẻ đẹp của rừng mà còn

rất nhiều gỗ quý, kích thước lớn đang

được bảo vệ. Điều nhức nhối mà chúng

tôi ghi được lại chủ yếu ở Tây Nguyên, bởi

nơi đây là điểm nóng phá rừng, săn bẫy

thú. Nhưng nhức nhối hơn cả là những

cuộc đối đầu, truy bắt, về sự manh động

của các đối tượng lâm tặc mà lực lượng

kiểm lâm đang hàng ngày phải ngăn

chặn. Chúng tôi sẽ mãi không thể quên

những chuyến đi phục rừng buổi đêm ở

Vườn quốc gia Yok Đôn. Hình ảnh những

chiến sĩ kiểm lâm trên chiếc xe máy, với

đủ thứ đồ đạc, lao vun vun xuyên rừng

trong đêm, không bật cả đèn, luôn sẵn

sàng, không chút ngần ngại đối đầu với

lâm tặc. Nó khiến tôi cảm nhận một cách

đầy đủ nhất về sự hi sinh, cống hiến và cả

thầm lặng nữa của các anh trong nhiệm

vụ bảo vệ rừng.

Đặc trưng của rừng Tây Nam bộ là

ngập nước. Đến giờ, ekip chúng tôi vẫn

còn sợ khi nghĩ tới hành trình xuyên rừng

ở Vườn quốc gia U Minh Hạ khi lội bì bõm

dưới nước đen ngòm than bùn, có khi thụt

hố ngập đến tận bụng, muỗi, vắt thì nhiều

vô cùng. Vậy nhưng, lướt thuyền xuyên

những cánh rừng ấy là một cảm giác thư

thái và trong lành vô cùng.

Thông qua

Kí sự xuy n rừng

, chúng

tôi muốn chuyển tải những hình ảnh chân

thực nhất mà có thể nhiều người còn chưa

biết, chưa hiểu hết về lực lượng kiểm lâm,

về công việc giữ rừng mà các lực lượng

đang hàng ngày thực hiện. Đồng hành

với lực lượng kiểm lâm, chúng tôi muốn

khán giả hiểu hơn về họ, về lực lượng

nòng cốt đang từng ngày bảo vệ rừng ở

các địa phương, để từ đó, có sự sẻ chia,

đồng thuận, chung tay của cả xã hội trong

nhiệm vụ bảo vệ rừng hiện nay, nhất là

trong bối cảnh biến đổi khí hậu này thì đó

là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

AN KHÊ

(

Ghi

)

Giây phút thư giãn cùng các chiến sĩ kiểm lâm

Ekip thực hiện chương trình

Bữa ăn đạm bạc của ekip