32
Xin chào họa sĩ Nguyễn Thu
Huyền. Xuất phát từ đâu chị có ý tưởng
mở cuộc thi đầy ý nghĩa này và các em
nhỏ hưởng ứng ra sao?
Tôi là một họa sĩ, giáo viên và từng là
bệnh nhân của khoa cấp cứu A9, bệnh viện
Bạch Mai. Đã từng đứng giữa ranh giới
mong manh của sự sống và cái chết, tôi
hiểu rõ hơn ai hết sự lo lắng, sợ hãi của
một bệnh nhân và cũng hiểu được sự vất
vả ngày đêm của các y bác sĩ bệnh viện
tuyến đầu. Ngày nào cũng có rất nhiều các
ca bệnh mới khiến họ làm việc dường như
không ngừng nghỉ. Ngày bình thường đã
như vậy huống hồ khi đại dịch tràn vào
nước ta, công việc ấy lại vất vả bội phần…
Bởi vậy, tôi tổ chức cuộc thi vẽ tranh
Những
người ở tuyến đầu
cho các em thiếu nhi với
mong muốn các bạn nhỏ không chỉ ý thức
hơn về việc phòng chống dịch mà thông
qua những nét vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ
nhưng cũng rất đỗi chân thành của các em,
các tác phẩm sẽ là một món quà ý nghĩa
gửi tới các y bác sĩ để động viên, ghi nhận
sự hi sinh thầm lặng của họ. Cuộc thi vẫn
đang trong giai đoạn nộp bài, tuy nhiên, từ
những ngày phát động đầu tiên, tôi đã nhận
được rất nhiều tác phẩm gửi về với những
thông điệp giàu nhân văn và ý nghĩa.
Những tác phẩm nào để lại ấn
tượng sâu sắc nhất với chị? Và, sức lan
tỏa của cuộc thi ra sao?
Các bé rất hào hứng với cuộc thi. Nhiều
bạn bày tỏ: “Thưa cô, con mong muốn
được tham gia cuộc thi và đóng góp một
phần nhỏ bé của mình đối với việc làm ý
nghĩa mà cô đang gửi tới những người ở
tuyến đầu”
.
Những bé lớn thì có sự nhận
thức sâu sắc hơn, hiểu hơn về chủ đề đưa
ra. Các bài vẽ thể hiện được sự vất vả của
các y bác sĩ, chiến sĩ cảnh sát, bộ đội, như:
hình ảnh nữ bác sĩ bế em bé nhỏ trên tay,
chiến sĩ bộ đội nén lại nỗi nhớ thương khi
phải xa con làm nhiệm vụ, giấc ngủ không
trọn vẹn… còn các bạn nhỏ hơn thì lại thể
hiện những suy nghĩ rất ngây thơ nhưng
cũng vô cùng ý nghĩa như vẽ một ca bệnh
đang cấp cứu, các bác sĩ đang múa võ đẩy
con virus… Với tôi, tất cả các tác phẩm đều
rất đáng trân trọng.
Được biết, Nguyễn Thu Huyền đã
tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Mĩ
thuật Công nghiệp và trở thành giảng
viên đại học, cái duyên với
nghề đã đến với chị như
thế nào?
Tôi thích vẽ từ khi còn
nhỏ, năm 15 tuổi thì bắt đầu
theo học hội họa chuyên
nghiệp. Việc trở thành
giảng viên đại học hay mở
trung tâm dạy mĩ thuật cho
thiếu nhi đều xuất phát từ
mong muốn được truyền lại
ngọn lửa đam mê với nghề
cho các em, đem đến cho
mọi học viên những kiến thức bổ ích và
cô đọng nhất trong suốt 17 năm cầm cọ
của mình. Các lứa sinh viên và học sinh
tôi dạy đã có rất nhiều em ra trường và trở
thành nhà thiết kế thời trang có tiếng, làm
việc cho các thương hiệu thời trang khác
nhau. Có bạn thì đạt được giải thưởng
HỌA SĨ NGUYỄN THU HUYỀN - NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT ĐẾN VỚI NIỀM ĐAM MÊ SÁNG TẠO TRANH
GHÉP VẢI - VỪA KHỞI XƯỚNG CUỘC THI VẼ TRANH NHỮNG NGƯỜI Ở TUYẾN ĐẦU. ĐÂY LÀ
CUỘC THI DÀNH CHO THIẾU NHI NHẰM GHI NHẬN CÔNG LAO VÀ SỰ HI SINH THẦM LẶNG
CỦA CÁC CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CÔNG AN, BỘ ĐỘI, NHÂN VIÊN Y TẾ… ĐANG PHẢI GỒNG
MÌNH CHỐNG DỊCH. CUỘC THI ĐÃ TẠO HIỆU ỨNG TỐT TRONG CỘNG ĐỒNG.
Họa sĩ Nguyễn Thu Huyền
VẼ TRANH VỚI
NIỀM TIN YÊU CUỘC SỐNG
VĂN HÓA GIẢI TRÍ