11
Tập phim mở màn của kí sự
Đường tới
Trường Sa
với tên gọi
Vượt sóng
kể về những
chiến sĩ hải quân trẻ lần đầu ra đảo thực hiện
nhiệm vụ mà Tổ quốc và quân đội giao phó. Hình
ảnh chia tay đậm chất lính, cảm xúc nhưng không
bi luỵ. Chính tình cảm của người thân, đồng đội ở
đất liền khiến họ mạnh mẽ hơn để lên đường làm
nhiệm vụ.
Người con của đảo
(Tập 2) xoay quanh
những chiến sĩ hải quân đặt chân lên đảo Song Tử
Tây, một trong đảo lớn nhất thuộc quần đảo
Trường Sa. Cũng từ đây, những tân binh bắt đầu
cuộc sống trên đảo để thực hiện nhiệm vụ của
mình. Những chiến sĩ lớp trước hết nhiệm vụ trở về
đất liền. Lớp này về, lớp kia đến, cứ thế trên đảo
lúc nào cũng có người mới, người cũ đan xen. Trên
đảo có chùa, tượng Trần Quốc Tuấn, có hải đăng,
có nhà dân, trường học nên cuộc sống trên đảo
không khác mấy đất liền. Tất cả hoà đồng, bám
đảo cùng thực hiện mục tiêu đảo là nhà. Ngoài ra
còn giúp ngư dân lúc hoạn nạn, gặp bão gió.
Nơi đầu sóng gió
(Tập 3) kể về hành trình tiếp
theo trên những đảo chìm như Đá Nam, Đá Thị.
Cuộc sống và chiến đấu ở đây rất khó khăn do diện
tích hẹp, sóng gió to và không trồng được cây lớn
do không có nước ngọt. Tuy nhiên, từ sĩ quan chỉ
huy và chiến sĩ đều rất quyết tâm hoàn thành
nhiệm vụ.
Chuyện trên đảo xanh
(Tập 4) kể về cuộc
sống, chiến đấu của chiến sĩ trên đảo Nam Yết.
Đây là đảo có diện tích cây xanh lớn nhất, nhiều
dừa nhất quần đảo Trường Sa. Việc học chính trị
cho chiến sĩ mới được thực hiện ngay từ ngày đầu.
Đoàn công tác thắp hương cho các chiến sĩ đã hi
sinh trên đảo. Đoàn công tác đã có mười hai ngày
ở lại trên đảo, chứng kiến nhiều câu chuyện, nhiều
công việc của các chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng,
trong đó có đội ngũ y bác sĩ trên đảo. Buổi chia tay
chiến sĩ cũ trở về sau thời gian làm nhiệm vụ trong
không khí đầm ấm rất lính.
Tập cuối với tên gọi
Trở về
là câu chuyện của
các chiến sĩ hải quân trên đảo Sơn Ca, Sinh Tồn
Đông về đất liền khi hết thời gian thực hiện nghĩa
vụ. Có người tiếp tục phục vụ quân ngũ, có người
giải ngũ, tiếp tục sự nghiệp học hành. Dù con
đường khác nhau nhưng những người lính đảo đều
trưởng thành, bản lĩnh hơn và sẽ cống hiến nhiều
hơn. Những chiến sĩ ở lại đảo tiếp tục tập luyện,
bảo vệ biển đảo quê hương. Thế hệ này tiếp nối
thế hệ kia, họ truyền cảm hứng, tình yêu Tổ quốc
bằng sự trải nghiệm từ gian khó nơi đảo xa.
05 tập Kí sự sẽ được phát sóng vào khung giờ
7h30 cuối tháng 4 trên kênh VTV1.
sĩ quan chào tàu ở cầu cảng, tình
yêu Tổ quốc trong tôi dâng lên. Lúc
đó, tôi cảm giác mình cũng như
một người lính thực sự vì được
đi cùng tàu, đứng cùng họ, cùng
sinh hoạt và đi tới đảo. Tôi và quay
phim đều vô cùng xúc động, tự hào
và có phần bối rối nhưng rồi chúng
tôi cũng kịp ghi lại những hình ảnh
cần thiết cho bộ phim”.
Chuyến tác nghiệp trên con tàu
571 Hải quân đưa ekip sản xuất đi
qua nhiều địa danh như: quân cảng
Cam Ranh (Khánh Hoà), đảo Sinh
Tử Tây, Đá Thị, Đá Nam, Nam Yết,
Sơn Ca, Song Tử Đông đã giúp họ
hiểu và trân quý hơn những người
lính biển. Đó là những người lính
trẻ với gương mặt đen sạm sóng
gió, những ánh mắt tuổi mười tám,
đôi mươi cương nghị dõi ra khơi xa,
bồng súng đứng gác bên cột mốc
chủ quyền dưới cái nắng gay gắt
của Trường Sa. Ấn tượng về lính
đảo là ít nói, trầm tư nhưng nhanh
nhẹn. Đó cũng là lí do ekip lựa
chọn cách làm khai thác nội tâm
của họ bằng chính cảm nhận của
mình khi chứng kiến và trải nghiệm
những ngày sống cùng lính biển.
Họ có thế giới riêng, chỉ cùng lính
đảo với nhau mới hiểu hết được.
Họ chẳng bao giờ nghỉ ngơi, bận
bịu hết việc nọ đến việc kia từ sáng
đến tối. Công việc chính là niềm vui
của họ, được canh gác cùng đồng
đội, được tập luyện, chơi thể thao
cùng nhau là điều họ mong mỏi.
Từ đảo lớn đến đảo nhỏ, từ
đảo chìm đến đảo nổi, cuộc sống,
chiến đấu của các chiến sĩ hải
quân diễn ra đầy màu sắc tươi
vui, hạnh phúc và lạc quan. Kỉ
niệm khó quên với ekip là khi đặt
chân đến đảo Nam Yết thì có cơn
bão lớn ập đến. Ban đầu, đoàn
công tác dự kiến ở đây 2 ngày
nhưng do điều kiện thời tiết đã
kéo dài thời gian làm việc tại đây
hơn 10 ngày. “Những ngày đó gió
bão lớn, toàn cấp 7 - 8, có hôm
cấp 9 - 10, sóng biển ầm ào, cao
5 - 7m, thậm chí 10m. Chúng tôi
cũng không dám ra ngoài quay vì
sợ bay xuống biển. Thế nhưng,
mọi người ở đây vẫn giữ thái độ
bình thường như không có gì. Bởi
họ luôn chủ động mọi tình huống,
gió bão ầm ầm nhưng các chiến
sĩ vẫn canh gác, vẫn học tập”, đạo
diễn Hoàng Long nhớ lại. Những
ấn tượng về bão trên đảo càng
gieo vào lòng các phóng viên của
VTV sự cảm phục những người
lính biển. Bao thế hệ tuổi trẻ đã,
đang và sẽ không quản ngại gian
khổ, tình nguyện ra quần đảo
sóng giỏ, bão tố, khắc nghiệt để
cống hiến một phần thanh xuân
cho Tổ quốc. Họ là những người
lính nơi đầu sóng!
THỤC MIÊN