73
thuần là một chương trình tổng hợp mà
qua những phần nội dung cụ thể đều
mang đến một thông điệp dành cho khán
giả. Với sự lăn xả của phóng viên VTV tại
những vùng tâm dịch, chương trình đã
mang đến những hình ảnh, câu chuyện
chưa từng được công bố và cũng rất ít
người được tiếp cận với những nhân vật
như trong phóng sự của VTV. BTV Kim
Xuân, Ban Thời sự chia sẻ: “Có lẽ, chỉ
có truyền hình Việt Nam được phép thực
hiện những điều đó cũng như được tiếp
cận những vấn đề như vậy”.
Từ khi COVID-19 bùng phát thì hình
ảnh những phóng viên thời sự VTV xuất
hiện với chiếc khẩu trang bịt mặt đã trở
nên quen thuộc. Trong chương trình
100 ngày chống dịch COVID-19
, khán
giả đã rất ấn tượng với hai BTV- MC
Ngọc Bích và Tuấn Dương khi mở đầu
chương trình dài hơn 1 tiếng đồng hồ
với khẩu trang kín mặt, đứng dẫn hiện
trường tại sân bay Nội Bài. Hình ảnh
này rất có ý nghĩa, tác động đến ý thức
người dân - thực hiện nghiêm yêu cầu
của Thủ tướng Chính phủ - bắt đầu từ
ngày 16/3/2020, bắt buộc phải đeo khẩu
trang tại các nơi công cộng có tập trung
đông người (siêu thị, sân bay, nhà ga,
bến xe, trên các phương tiện giao thông
công cộng...).
Trong chương trình, một nội dung
được những người làm thời sự VTV
dành thời lượng khá dài đó là cách mà
mọi người ứng xử khi COVID-19 hoành
hành, một mặt lan tỏa những điều tốt đẹp
và mặt khác lại bộc lộ những điều xấu
xa. Những hình ảnh đẹp về hàng trăm
cá nhân, doanh nghiệp đã mua, may
khẩu trang để phát cho người nghèo
đã tạo nên sức mạnh cộng đồng vô
cùng mạnh mẽ và tích cực. Hay những
người của công chúng về từ vùng dịch
tự giác hợp tác với ngành y tế, đi cách
li để giữ gìn sức khỏe cho cộng đồng.
Bên cạnh đó lại có những trường hợp
trốn cách li, để dịch bệnh lây lan, khó
kiểm soát hay như tình trạng tung tin
giả gây hoang mang, kì thị người mắc
bệnh... Phóng viên Phan Hằng và quay
phim Văn Khương của Ban Thời sự đã
tìm đến gia đình có em bé nhỏ tuổi nhất
mắc COVID-19 ở Sơn Lôi - Vĩnh Phúc
để thực hiện phóng sự. Chị Nguyễn Thị
Hương - mẹ của bệnh nhân - đã không
giấu được nỗi niềm khi nhớ lại quãng
thời gian khó khăn của mình khi khắp
làng bàn tán, người trong gia đình chị đi
ra ngoài bị xa lánh... Những hình ảnh kì
thị người châu Á ở nhiều nước trên thế
giới cho thấy một thực tế đáng buồn về
tình trạng phân biệt chủng tộc trong thời
dịch. Phóng sự
Xâm phạm đời tư - hệ
lụy từ dịch COVID-19
tại Hàn Quốc
cho
thấy việc bới móc đời tư, phán xét, chế
giễu trên không gian mạng đối với những
người bị bệnh gây hậu quả nghiêm trọng
như thế nào, có những người không chịu
được áp lực đã phải tự tử. Một khảo sát
hàng ngàn người của đại học Quốc gia
Seoul cho thấy, phần lớn sợ bị chỉ trích
hơn là bị nhiễm vi rút COVID-19 dẫn đến
tình trạng nhiều người giấu bệnh, không
khai báo với cơ quan chức năng... “Virus
kì thị”, “virus tin giả” được cho rằng còn
lây lan nhanh hơn cả virus Corona, khi
xem lại toàn bộ bức tranh tổng thể
100
ngày chống dịch COVID-19
mới thấy
rằng, người dân cần sáng suốt và cập
nhật thông tin từ các nguồn chính thống,
đáng tin cậy, không chia sẻ những thông
tin chưa được kiểm trứng trên mạng xã
hội, bình tĩnh ứng phó với dịch bệnh,
thay vì hoảng sợ không cần thiết.
Phần nội dung khá dài cuối chương
trình dành để nói về những vấn đề mà
người dân đang rất quan tâm, đó là
việc ứng phó của thế giới và Việt Nam
để đẩy lùi dịch bệnh, làm sao để vượt
qua khó khăn một cách chủ động và
tích cực... Những thông tin của phóng
viên VTV từ châu Âu, từ Trung Đông
đã cho thấy những biện pháp tích cực
mà các quốc gia hai khu vực này đang
ráo riết thực hiện nhằm hạn chế sự lây
lan. Và, ở Việt Nam, chương trình cho
biết, tại tất cả các cuộc họp Ban chỉ
đạo quốc gia về dịch bệnh COVID-19,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc luôn nhấn mạnh tất cả các cấp -
ngành và địa phương không được chủ
quan trong công tác phòng chống dịch
bệnh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là
phải tiếp tục kiên trì các nguyên tắc cơ
bản của chống dịch đó là: ngăn chặn
- phát hiện - cách li - khoanh vùng và
dập dịch.
Kết chương trình là câu chuyện của
cặp vợ chồng Việt Nam đang học tại Đại
học Vũ Hán an toàn trở về Việt Nam từ
tâm dịch và người vợ đã sinh em bé “mẹ
tròn con vuông” như hứa hẹn về những
tín hiệu vui - một cái kết đầy hi vọng mà
những người làm chương trình gửi tới
khán giả.
Mai Chi
Ekip phóng viên Thời sự VTV tác nghiệp tại sân bay Vân Đồn
Phóng viên Thái Bình tác nghiệp tại Trung Quốc