59
qua cuộc chiến, đã cho cả thế giới thấy
quan điểm phản chiến mạnh mẽ được
lồng ghép khéo léo qua nhiều tác phẩm.
Thậm chí, Miyazaki còn từ chối sang Mỹ
nhận giải Oscar cho bộ phim
Spirited
Away
(
Vùng đất linh hồn
) với lí do “Mỹ
đã dội bom xuống Iraq”.
Tiêu biểu trong lĩnh vực điện ảnh có thể
kể đến
Eien no Zero
(
The Eternal Zero
- tạm
dịch:
Số 0 bất diệt
) của đạo diễn Takashi
Yamazaki. Phim chuyển thể từ cuốn tiểu
thuyết bán chạy nhất của nhà văn Naoki
Hyakuta về một phi công cảm tử (do
nam diễn viên Junichi Okada thủ vai)
người đã sống sót trở về và bị chính các
đồng đội của mình gọi là kẻ hèn nhát.
Nhiều năm sau, những người cháu đã
khám phá ra một sự thật phía sau “sự
hèn nhát” của ông mình được cố ý chôn
giấu trong hơn 60 năm… Khi được công
chiếu,
Eien no Zero
đã trở thành “bom
tấn” tại Nhật và thu về gần 9 tỉ yên, bản
thân thủ tướng Shinzo Abe cũng là
người hâm mộ của phim và cho biết, bộ
phim đã làm ông xúc động sâu sắc.
Tuy không thể sánh bằng
Eien no
Zero
nhưng một trong những gương mặt
tiêu biểu của thể loại phim độc lập về
chủ đề chiến tranh:
Nobi
(
Fires on the
Plain
- tạm dịch:
Hỏa hoạn trên đồng
bằng
) cũng đã khẳng định được tên tuổi.
Nobi
được đạo diễn Shinya Tsukamoto
làm lại từ bộ phim cùng tên đã ra mắt
vào năm 1959. Cốt truyện được dựa
trên một hồi kí thời Thế chiến II viết về việc
lính Nhật bị đói và chết trong rừng rậm
Philippines. Những tình tiết trong phim lột
tả chân thực tình trạng kinh khủng thời
điểm đó, bao gồm cả việc ăn thịt người.
Nobi
đã được Nhật Bản chọn làm đại
diện tranh giải Sư tử vàng tại Liên hoan
phim quốc tế Venice lần thứ 71 năm
2014. “Tân binh” tỏa sáng gần đây là
Nihon No Ichiban Nagai Hi
(
The Emperor
in August
- tạm dịch:
Hoàng đế trong
tháng Tám
) của Masato Harada - một
bộ phim làm lại theo phiên bản cùng tên
năm 1967 về quyết định đầu hàng của
Nhật Bản. Bộ phim là cái nhìn đồng cảm
với sự yêu chuộng hòa bình của Nhật
hoàng Hirohito cũng như cố gắng mô tả
ông một cách chân thật nhất. Ngay khi
ra mắt vào đầu tháng 8 vừa qua,
Nihon
No Ichiban Nagai Hi
đã được đón nhận
nồng nhiệt và thu về khoảng 2 tỉ yên.
Trước khi phim được công chiếu, đạo
diễn Harada cho biết, thành công của
bộ phim sẽ thay đổi suy nghĩ của ngành
công nghiệp phim Nhật Bản: “Họ sẽ có
suy nghĩ: chúng ta phải làm nhiều bộ
phim cho những khán giả trưởng thành
hơn và đừng sợ nắm bắt những cơ hội”.
Không sôi động bằng điện ảnh
nhưng mảng phim truyền hình gần đây
cũng gây được dấu ấn với
Red Cross:
Onna Tachi no Akagami
(tạm dịch:
Hội
chữ thập đỏ
). Nội dung phim kể về một
y tá người Nhật đang làm nhiệm vụ tại
Mãn Châu, Trung Quốc đã mạo hiểm bí
mật chữa trị cho một người Trung Quốc,
bất chấp việc sẽ bị cấp trên phát hiện…
Mặc dù nhận được nhiều phản ứng trái
chiều từ dư luận Trung Quốc nhưng bộ
phim phần nào nói lên quan điểm nhân
đạo và phản chiến của người Nhật.
Ngay cả những ví dụ nổi bật cho sự
hợp tác làm phim giữa Nhật Bản và
Hollywood cũng không thể vắng mặt
những bộ phim đề tài Thế chiến II như:
Tora! Tora! Tora!
(tạm dịch: Đột kích Trân
Châu cảng),
Emperor
(tạm dịch:
Nhật
hoàng
),
Letters from Iwo Jima
(
Những lá
thư từ Iwo Jima
), hay gần đây là
Unbroken
(
Không khuất phục
)… Chiến tranh là địa
ngục nhưng người Nhật không lảng
tránh nó, họ khai thác từng khía cạnh,
trăn trở với từng mảng kí ức và chắc chắn
trong tương lai đây sẽ luôn là đề tài được
nhiều nhà làm phim Nhật Bản ưu ái.
H.Trang
(theo Japantimes)
Hoàng đế trong tháng Tám
Hỏa hoạn trên đồng bằng