59
đồng đội bất đắc dĩ của mình. Anh ấy
cho rằng Solo là một kẻ nghiệp dư và
không biết phải làm gì, cho tới khi được
chứng kiến tận mắt cảnh Solo đột nhập
vào hệ thống an ninh bằng cách sử
dụng một vật thể trông giống như cái
kẹp giấy vậy, khá ấn tượng…”
Tuy rằng có sự khác biệt rất lớn trong
phong cách làm việc cũng như tính cách
của họ nhưng phải nói rằng, họ là
những mật vụ tận tụy và trung thành.
Mặc dù bị đẩy vào tình huống này vì
không còn có sự lựa chọn nào khác, cả
Solo và Kuryakin đều nhận thức được
tầm quan trọng của công việc mình làm.
An ninh của thế giới đang phụ thuộc vào
họ. Vì thế cả hai đã phải phối hợp với
nhau để hoàn thành trọng trách được
giao phó.
Nhưng vẫn có thứ mà họ cố che giấu
bạn đồng hành của mình, đó là cách xử
lí sự việc sau khi nhiệm vụ hoàn thành.
Solo đã được ra chỉ thị là phải đưa bằng
được phát minh về trụ sở chính của CIA
ở Langley, còn Kyriakin cũng nhận được
lệnh đưa “chiến lợi phẩm” về Moscow.
Điều mà các nhà làm phim cảm thấy
hứng thú nhất chính là việc kết hợp hai
mật vụ tới từ hai thế giới khác nhau, với
những nét tính cách khác nhau và buộc
họ phải phối hợp với nhau, mặc dù có
thể cả hai đều không hoàn toàn tin
tưởng nhau. Chuyện phim đề cập tới
những thay đổi mang tính cách mạng
trong mối quan hệ giữa họ. Solo tới từ
một đất nước tư bản, Kuryakin là đại
diện của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cả hai
phải bắt tay để phá tan một âm mưu có
thể ảnh hưởng tới nền hòa bình của thế
giới. Đó là một câu chuyện vô cùng thú
vị để các nhà làm phim khai thác.
Sau khi Chiến tranh Thế giới II kết
thúc, một bức tường cao 3,6m đã được
dựng lên ở Berlin để ngăn đôi
nước Đức. Đây là nơi đã diễn ra
cuộc rượt đuổi nghẹt thở, một mất
một còn giữa Solo và Kuryakin.
Xét trên một phương diện nào đó
thì những hình ảnh của thời kì
1960 được khắc họa trong
The Man
from U.N.C.L.E
thực sự độc đáo và có lẽ
chỉ tồn tại trên màn ảnh rộng. Khán giả
luôn hứng thú với câu chuyện về những
chàng điệp viên hào hoa và say mê
những tập phim về Bond cũng như các
phim cùng đề tài. Chúng đã để lại
những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong
tâm trí của người xem. Từ những mẫu
trang phục được sử dụng, những chiếc
ô tô… tất cả đều rất phong cách và vô
cùng thú vị.
Địa điểm ghi hình đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong
The Man from
U.N.C.L.E
vì chúng giúp tạo ra sắc thái và
độ chân thực cho các hình ảnh của
phim. Dĩ nhiên, Rome và Berlin luôn là
lựa chọn để làm bối cảnh cho các bộ
phim về thời kì chiến tranh lạnh. Một số
hình ảnh mang tính biểu tượng như bức
tường Berlin hay trạm kiểm soát
Checkpoint Charlie có ý nghĩa rất quan
trọng để phản ánh chính xác thời kì lịch
sử đó. Trong phim, những hình ảnh
quay tại Berlin toát lên một sắc thái ảm
đạm và khắc nghiệt, tương phản rõ rệt
so với những khung cảnh ngập tràn màu
sắc được ghi lại trên đất nước Italia.
Một số địa danh của Rome được đưa
lên phim gồm có công trình kiến trúc có
lối đi bậc thang Spanish Steps trứ danh,
khu di tích Teatro Marcello, quảng
trường Piazza Venezia và khách sạn
Grand Plaza nơi mà Solo, Kuryakin và
Gaby lưu trú. Tại Naples, nhóm làm
phim đã sử dụng hệ thống đường hầm
dưới lòng đất của Fonderia Iron Works
để dựng phòng thí nghiệm và cũng là
nơi giam giữ nhà vật lí nguyên tử. Trong
khi đó, lâu đài Baja nằm bên vịnh
Naples được sử dụng để ghi lại những
cảnh quay ngoại cảnh ấn tượng trong
phim. Những hình ảnh về Đông Đức đã
được thực hiện tại Vương quốc Anh. Một
số cảnh dựng quan trọng của phim,
trong đó có trạm kiểm soát có vai trò lịch
sử quan trọng Checkpoint Charlie, đã
được dựng tại phim trường Leavesden
của hãng Warner Bros.
Hành động luôn đóng một vai trò
thiết yếu trong những bộ phim về đề tài
điệp viên. Những trường đoạn hành
động trong
The Man from U.N.C.L.E
được
dàn dựng dưới sự chỉ đạo của chuyên
gia điều phối các pha mạo hiểm nổi
tiếng Paul Jennings. Bám sát tinh thần
của bộ phim, nhà soạn nhạc Pemberton
cũng đã tạo ra những giai điệu kết hợp
được những tiết tấu phức tạp giữa âm
nhạc ngày nay với những âm thanh
mang màu sắc thời đại những năm 60
thế kỉ trước để sáng tác ra bảng tổng
phổ cho bộ phim này. Nhạc phim đã
được thu âm tại Studio 2 nằm trên
đường Abbey Road. Đây chính là phòng
thu mà tất cả các fan hâm mộ đều biết
rằng đã từng thu âm cho các album của
ban nhạc huyền thoại The Beatles.
Hà My