Previous Page  39 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 39 / 64 Next Page
Page Background

39

PAY TV

đáo này cũng có từ thời Lý, trải qua

năm tháng chiến tranh đã không

còn nguyên vẹn, có nhiều chỗ bị

sứt mẻ nhưng luôn đem đến sự kì thú

cho du khách.

Pho tượng đá A Di Đà quý giá - tác

phẩm điêu khắc thời Lý được đặt ở

chính giữa Tam bảo. Thân tượng được

tạo bằng chất liệu đá xanh nguyên

khối cao 3 mét. Tượng được tạc trong

tư thế ngồi kiết già trên tòa sen. Hai

bàn tay để ngửa, chồng lên nhau,

đặt trên đùi. Lớp áo ngoài buông

xuống phủ kín đôi chân. Thân tượng

thanh mảnh, ngồi với tư thế hơi rướn

lên phía trước, khuôn mặt hiền dịu,

khẽ mỉm cười. Tượng được đặt trên

tòa sen bằng đá dài 1,7 mét. Tòa sen

được đặt trên bệ đá hình bát giác

với nghệ thuật chạm khắc rất tinh

xảo. Bệ tòa sen được tạo hình các

đóa sen đang nở với hai tầng cánh.

Mặt bên của cả hai tầng đều chạm

hình đôi rồng đang vờn nhau, ẩn hiện

trong mây. Mặt trên của tầng diềm

được chạm những chùm hoa dây

mềm mại. Cuống hoa có nhiều người

leo trèo. Mặt dưới là hình sóng nước

cách điệu. Tất cả đều rất tỉ mỉ, sống

động. Theo lời kể của các bậc bô lão

thì thời kì làng Phật Tích bị giặc Pháp

chiếm đóng, tượng đá A Di Đà đã bị

quân lính Pháp dùng làm bia để tập

bắn. Đầu tượng đã bị gẫy, thân tượng

bị đạn bắn nham nhở. Trong làng

Phật Tích, có một cụ ông đã kín đáo

cất giữ đầu tượng. Sau năm 1954, khi

hòa bình được lập lại, cụ đã trả cho

nhà chùa để chắp lại như hiện nay. 

Thêm các tác phẩm kiến trúc đá

không thể bỏ qua ở Phật Tích là các

ngọn tháp. Trong vườn tháp của

chùa Phật Tích có 36 ngọn bảo tháp.

Vườn tháp được bố trí ở tầng nền

cao nhất của chùa. Phần lớn các

tháp ở đây đến nay còn đọc được

tên và niên đại an tháp. Ví như Phổ

Quang an tháp vào năm Cảnh Trị thứ

2 (1664); tháp Viên Dung an năm Kỷ

Mùi (1679); tháp Hiển Quang an năm

Vĩnh Trị thứ 5 (1680)… Một số tháp có

văn bia với nét chữ còn tương đối rõ,

ghi chép về hành trạng của vị thiền

sư được an trong tháp. Đây là nguồn

tư liệu quý để nghiên cứu về lịch sử

chùa Phật Tích nói riêng và lịch sử

Phật giáo Việt Nam nói chung.

Tiếp tục leo lên những bậc thang

dẫn lên núi, du khách được chiêm

bái đại Phật tượng làm bằng đá có

chiều cao 27 mét, nặng 3.000 tấn

được đặt trên đỉnh núi Phật Tích. Từ

đây, có thể phóng tầm mắt ra xa,

ngắm toàn cảnh quê hương quan họ

Bắc Ninh.

Do vị trí đắc địa của ngôi chùa, từ

lâu trong dân gian đã từng lưu truyền

nhiều cổ tích, huyền thoại về mối tình

giữa nàng tiên Giáng Hương với viên

quan Tri huyện Từ Thức, truyền thuyết

về Vương Chất mải mê xem hai tiên

ông đánh cờ đến nỗi để mục cả cán

rìu…Những chuyện cổ tích, huyền

thoại góp phần làm cho khung cảnh

chùa Phật Tích thêm lung linh huyền

ảo, hấp dẫn khách thập phương.

Ngọc Mai

Những bậc thang được ghép bằng đá nguyên khối từ thời Lý

Không gian đẹp của chùa Phật tích

Không gian bên trong chùa

Linh thú bằng đá nguyên khối