33
Huy R, tác giả của ca khúc
Cô gái
1m52
thậm chí còn không biết một
nốt nhạc: “Tôi là người không chuyên,
không có kiến thức về thanh nhạc,
thậm chí một nốt nhạc cũng không
biết. Do đó, mọi ca khúc tôi đều
thực hiện dựa trên cảm hứng và cảm
nhận của bản thân”.
HongKong1
, ca
khúc được Nguyễn Trọng Tài hát vu
vơ trong cơn say khi thất tình đã trở
thành hiện tượng, gây sốt trong cộng
đồng nghe nhạc. Trong nhiều bài
phỏng vấn, chàng trai vừa tròn 20 tuổi
thú nhận, anh cảm thấy ngạc nhiên,
choáng ngợp, thậm chí sợ hãi khi thấy
HongKong1
gây sốt mạnh mẽ như
vậy vì nó đơn giản chỉ là một phút
ngẫu hứng bên bàn nhậu. Có thể thấy,
những ca khúc đang náo loạn Vpop
trong thời gian gần đây đều là các tác
phẩm đầu tay của những tác giả sinh
viên, nhằm thể hiện tâm trạng của bản
thân. Không có nhiều kiến thức về âm
nhạc nên họ nghĩ gì viết nấy, đơn giản
từ ca từ đến giai điệu. Mạng xã hội
cũng góp phần không nhỏ đưa những
sáng tác nghiệp dư này trở thành hiện
tượng, dù bị giới chuyên môn đánh giá
là không có giá trị về mặt nghệ thuật.
CHUYÊN NGHIỆP CŨNG
CHẠY THEO THỊ HIẾU
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn
Thụy Kha ví những ca khúc kiểu này
như “thức ăn nhanh”, nó tạo cho người
nghe cảm giác ngon miệng bằng nhiều
thủ pháp khác nhau, nhưng bản chất
lại không có gì cả. Tuy nhiên, giới
trẻ hiện nay lại không mấy quan tâm
đến cái gọi là giá trị nghệ thuật. Chỉ
cần giai điệu dễ nghe, lời bài hát đơn
giản, dễ nhớ, quan trọng là đánh trúng
vấn đề mà họ đang quan tâm. Thậm
chí, tựa đề bài hát cũng bị chỉ trích
là không ăn nhập gì tới nội dung như:
Người âm phủ, HongKong 1
… nhưng
theo phân tích của nhạc sĩ Nguyễn
Hồng Thuận thì đó lại là yếu tố đầu
tiên tạo ra sự thu hút. Nhạc sĩ thú
nhận, bản thân anh cũng quan tâm tới
HongKong 1
vì cái tựa đặc biệt của nó.
Nhờ sự tò mò của công chúng mà ca
khúc đã được chia sẻ, nghe đi nghe lại
nhiều lần và dần trở thành hiện tượng
trên các trang mạng xã hội rồi dần lan
ra đời sống. Điều đáng nói là không
chỉ xuất hiện 1 - 2 ca khúc được coi
là “hiện tượng”, mà liên tiếp những
sáng tác mang tính tự phát kiểu này
lần lượt ra đời và ngạo nghễ dẫn đầu
các bảng xếp hạng trực tuyến. Trong
khi đó, những sản phẩm âm nhạc đầy
tâm huyết của các nghệ sĩ thực thụ lại
ít được quan tâm. Thậm chí, những
nỗ lực làm mới mình của hai tên tuổi
hàng đầu hiện nay là Noo Phước Thịnh
và Soobin Hoàng Sơn cũng không
xoay chuyển được tình thế. Cả hai đều
muốn thoát khỏi giới hạn an toàn trong
âm nhạc để thể hiện cá tính riêng thay
vì chiều theo thị hiếu của khán giả.
Với
I Know, You Know
, Soobin Hoàng
Sơn đã từ bỏ dòng nhạc ballad quen
thuộc để thử thách bản thân với dòng
nhạc Funky Pop khá kén người nghe.
Noo Phước Thịnh cũng quyết tâm thay
đổi từ âm nhạc đến phong cách qua
tác phẩm mới ra mắt
Những kẻ mộng
mơ
. Đây là một bản ballad, pha trộn
giao hưởng, ca từ mang tính ẩn dụ,
nên cũng không khó hiểu khi ca khúc
này hoàn toàn vắng bóng trong top các
bài hát được yêu thích, dù Noo Phước
Thịnh sở hữu lượng người hâm mộ vô
cùng đông đảo.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ,
bất cứ ai cũng có thể làm nhạc và đều
có cơ hội thành công nếu đánh trúng
tâm lí khán giả, thì mức độ cạnh tranh
càng trở nên gay gắt. Khi đã đi theo
dòng nhạc thị trường, ít ai dám đi
ngược lại số đông. Ca sĩ không có bài
hát được yêu thích coi như bị lép vế
và nhanh chóng bị người khác vượt
mặt. Tuổi đời của các ca khúc ngày
nay lại rất ngắn, nhanh chóng gây sốt
nhưng cũng nhanh chóng chìm vào
quên lãng. Áp lực của sự nổi tiếng
khiến các nhạc sĩ trẻ phải tận dụng
tất cả những gì có thể tạo ấn tượng,
chạy theo thị hiếu của khán giả để
đưa ra các bản hit thay vì nghĩ đến
việc sáng tạo những gì khác biệt, mới
mẻ. Vì thế, cũng không khó hiểu khi
những nhạc sĩ được đánh giá cao như
Phạm Toàn Thắng, Khắc Hưng… vẫn
phải sáng tác những ca khúc kiểu
như:
Nắng cực, Như lời đồn, Như cái
lò
… Lên án, chỉ trích là một chuyện
nhưng để hạn chế những ca khúc
này thì nên trông chờ vào vai trò của
người thẩm định và cấp phép hơn là ý
thức của các nghệ sĩ trẻ.
TRÚC CHI
Lột xác cả về hình ảnh
lẫn âm nhạc, nhưng Noo
Phước Thịnh cũng không
thay đổi được cục diện