Table of Contents Table of Contents
Previous Page  5 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 64 Next Page
Page Background

5

QLGN

liên tiếp làm người xem bất ngờ

trước những lập luận rất thuyết phục,

xác đáng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc

của các nghệ sĩ: Trương Thế Vinh, Nam

Thư, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung… Công

thức thành công của

QLGN

được tiếp

tục áp dụng vào chương trình

Siêu nhân

mẹ

(VTV3) với nhân vật chính thuộc về

những nữ ngôi sao trong showbiz. Các

vấn đề của

Siêu nhân mẹ

được thu gọn

hơn về gia đình với đủ mọi tình huống,

câu chuyện nảy sinh khi làm mẹ, làm vợ

nhưng không vì thế mà các đề bài, thử

thách trở nên dễ dàng hơn. Từ những

chương trình như thế này, khán giả có

cơ hội được biết nhiều hơn về trí tuệ,

cảm xúc của nghệ sĩ, hiểu hơn về cuộc

sống cũng như những góc riêng tư ít

được thể hiện.

Cơ hội cho ai

(

CHCA

- VTV3) là

một trong số hiếm hoi chương trình có

format thuần Việt chọn một lĩnh vực khó

nhằn là kinh doanh, cụ thể hơn là tìm

kiếm việc làm, để khai thác, thể hiện.

Theo ông Cao Thế Anh - Tổng đạo diễn

chương trình - ý tưởng

CHCA

đã được

hình thành và đăng kí bản quyền từ

năm 2014 nhưng phải qua suốt 5 năm

ấp ủ, từng bước gây dựng với sự hỗ trợ,

tư vấn từ phía các đối tác chuyên nghiệp

nước ngoài, thì một format hoàn chỉnh

mới chính thức được trình làng với đúng

kì vọng về sự chỉn chu và ở tiêu chuẩn

quốc tế. Cũng theo ông Cao Thế Anh,

khi format này được trao đổi với nhà báo

Nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban Sản xuất các chương trình giải trí trong buổi

lễ ra mắt

Cơ hội cho ai

(VTV3) đã chia sẻ rằng, ngay từ những ngày đầu lập

kênh VTV3, khi lên khung kế hoạch, đội ngũ lãnh đạo đã rất quan tâm, cổ vũ

cho những chương trình do người Việt sáng tạo. Chặng đường hơn 20 năm

phát triển của VTV3 đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều gameshow “made in

Việt Nam” như vậy. Dù không phải chương trình nào cũng có độ bền, chỗ đứng

vững chắc như các format ngoại quốc vốn đã quá nổi tiếng nhưng cũng nhận

được không ít sự yêu mến từ khán giả.

Lãnh đạo của các tập đoàn trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự tại

Cơ hội cho ai

Tạ Bích Loan thì đã nhận được sự ủng

hộ vì ý nghĩa xã hội, tính thiết thực đối

với nhu cầu thực tế của thị trường tuyển

dụng nhân sự ở Việt Nam. Mặc dù vậy,

lập tức những thách thức của format

cũng được chỉ ra, đó là làm thế nào để

một chương trình có vẻ như khô khan,

đơn điệu về tìm việc làm lại đáp ứng

được yêu cầu về tính giải trí, hấp dẫn với

công chúng, lôi kéo được sự lựa chọn từ

khán giả trong số hàng loạt sự lựa chọn

hiện nay trên các kênh sóng. Áp lực ấy

đặt ra cho toàn bộ ekip bài toán đau đầu

và phải giải dần bằng kinh nghiệm sản

xuất dày dạn, biết cách tạo điểm nhấn,

kịch tính từ những tình huống thử thách

ngắn gọn, đơn giản nhưng rất thực tế,

cách áp dụng luật chơi khắc nghiệt cho

vòng tuyển chọn mang tính quyết định…

Các ứng cử viên khi tới với

CHCA

ngoài

việc trải qua vòng tuyển chọn ban đầu

còn được đào tạo, huấn luyện cơ bản để

họ có những phút giây xuất hiện trọn

vẹn, ấn tượng nhất trước các sếp lớn của

chương trình - những người đứng đầu

các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đồng

thời có kiến thức sâu rộng.

CHCA

cũng

là một dịp hiếm hoi để khán giả có cái

nhìn rõ ràng về việc tuyển dụng, đàm

phán mức lương, mang đến những kinh

nghiệm đáng giá cho những ai đang

quan tâm, tìm kiếm việc làm.

Với một format thuần Việt như

CHCA

,

dù đã được kế thừa, học hỏi để tạo nên

một tổng thể chương trình chặt chẽ, khá

hấp dẫn, đặc biệt trong phần tương tác

với các sếp lớn nhưng cách xây dựng

cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định

dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều từ phía

khán giả. Cụ thể là phần loại trừ giữa

hai ứng viên quá chóng vánh và đơn

giản ngay từ vòng đầu tiên, chỉ sau một

vài phút giới thiệu ngắn gọn. Tính cạnh

tranh ở

CHCA

không được khai thác

đậm nét trong khi với các chương trình

truyền hình thực tế về thi thố, thường thì

đây sẽ là điểm được đẩy mạnh, để tạo sự

chia rẽ qua đó gây hiệu ứng mạnh hơn

cho khán giả.

Dù còn một số điểm trừ đáng tiếc

thì những nỗ lực tạo nên diện mạo mới

cho các chương trình thuần Việt vẫn rất

đáng để khích lệ, ủng hộ. Tương lai có

thể xuất khẩu format không phải quá

xa vời với các ekip sản xuất Việt Nam

khi thời gian gần đây, khá nhiều quốc

gia châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan,

Trung Quốc, Ấn Độ… đang nổi lên như

những thế lực mới, đáng gờm bằng hàng

loạt chương trình mang đậm hơn dấu ấn

đặc trưng của mỗi quốc gia mà vẫn hài

hòa được với tiêu chuẩn, nhu cầu của thị

trường quốc tế.

HOÀNG HƯỜNG