31
là một phát hiện rất thú vị về tính đột
phá của mùa giải 2019.
PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ có
thể chưa phải là một cái tên quá quen
thuộc với công chúng hay giới truyền
thông, nhưng từ 30 - 40 năm nay, ông
đã là một
định danh
sừng sững trong giới
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
Chủ đề Hà Nội đã được ông theo đuổi
trong suốt những tháng năm sung sức nhất
của đời mình. Ông vẫn còn nặng ưu tư về
Hà Nội cho tới tận hôm nay, bằng chứng
là năm ngoái, ở tuổi ngoài tám mươi,
ông đã cho xuất bản cuốn
Thăng Long -
Hà Nội trong mắt một người Hà Nội.
Có
thể xem đây là sự nối dài những trăn trở
của ông về Hà Nội, đã được đề cập trong
công trình trước đó với cách viết gần gũi,
đi vào những chủ đề hết sức thiết thực đối
với Hà Nội hôm nay.
Với những công trình nghiên cứu,
dịch thuật mẫu mực về Thăng Long -
Hà Nội trên cả bình diện lịch sử, văn
hóa và kinh tế xã hội, ông đã có nhiều
đóng góp cho ngành Hà Nội học, bên
cạnh những tên tuổi lớn khác như Hữu
Ngọc, Nguyễn Vinh Phúc... Các công trình
khoa học của ông trải dài theo thời gian:
Thăng Long - Hà Nội thế kỉ XVII, XVIII, XIX
(1993);
Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long
- Hà Nội thế kỉ XVII, XVIII, XIX
(2010);
Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội:
Tuyển tập tư liệu phương Tây
(2010);
Văn hóa Việt Nam truyền thống, một góc
nhìn
(2011);
Lịch sử và văn hóa Việt Nam
từ góc nhìn đổi mới
(2018);
Thăng Long -
Hà Nội trong mắt một người Hà Nội
(2018)… Trong đó, cuốn
Thăng Long -
Hà Nội thế kỉ XVII, XVIII, XIX
(vốn là luận
án tiến sĩ ông đã bảo vệ thành công từ
năm 1984), được coi là một trong những
cuốn sách công cụ quan trọng và hữu ích
dành cho giới nghiên cứu cả trong và
ngoài nước khi tìm hiểu về Thăng Long -
Hà Nội thời kì trung đại.
Suy nghĩ về Hà Nội trong tầm nhìn
viễn cảnh, ông đã dồn nén nhiều tâm
tư của mình đối với chất lượng thị dân
Thăng Long - Hà Nội. Nhà nghiên cứu
83 tuổi trăn trở: “Những con người Hà
Nội đích thực, sau khi tìm hiểu về những
quãng đời chìm nổi của đô thị này, làm
sao lại không tự hào về một truyền thống
lâu đời của lòng yêu nước, tinh thần lao
động cần cù khéo léo, nếp sống hào hoa
thanh lịch, trọng chữ tín? Nhưng đồng
thời, chúng ta phải nhìn thẳng vào những
mảng tối, biểu lộ qua những tật xấu có
thực: thói sĩ diện chuộng hình thức hư
danh, tính bảo thủ ít sáng tạo trong lao
động, tinh thần thụ động với những lề
thói cố hữu. Và gần đây là những biểu
hiện của thói vô cảm đáng báo động…
Cuốn sách Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XVII-
XVIII- XIX của PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà sử học Dương Trung Quốc và PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ
Toàn cảnh khối thị dân đương đại của Hà
Nội vẫn là một bức tranh đa sắc, không
dễ dàng cho việc định tính, đánh giá
chất lượng. Cho đến nay, đáng tiếc chưa
có công trình nghiên cứu khoa học nào
về sự phân tầng xã hội của cộng đồng thị
dân Hà Nội đương đại”.
Với PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thừa Hỷ,
lịch sử và cuộc sống giống như một ngôi
nhà có nhiều cửa sổ. Chính vì vậy, yêu
thương Hà Nội không phải là cứ tâng bốc,
tô hồng. “Ai cũng phải công nhận Hà Nội
bây giờ thay đổi đến chóng mặt. Nhưng
sự đàng hoàng không phải chỉ ở những
tòa nhà chọc trời, khu đô thị hiện đại. Con
người còn phải có nhân cách tử tế, tức là
chúng ta phải chăm lo nhiều hơn đến
phần đạo đức nhân văn, hướng tới sự phát
triển bền vững. Đây phải là một mục tiêu
cốt lõi của chiến lược xây dựng Hà Nội
thành
siêu đô thị thông minh
”.
40 năm qua, sống giữa con phố Huế
ồn ã, tấp nập nhất Thủ đô, PGS.TS.NGƯT
Nguyễn Thừa Hỷ cứ lặng lẽ, cần mẫn
nghiên cứu, học hỏi, nuôi dưỡng tình yêu
Hà Nội trong trái tim mình. Tình yêu với
mảnh đất này là động lực chính để ông
đạt được thành tựu như ngày hôm nay.
NGỌC MAI