Table of Contents Table of Contents
Previous Page  28 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 28 / 64 Next Page
Page Background

28

Xu hướng mới của

NHẠC VIỆT

GIAN NAN NHÓM NHẠC

Thời của các nhóm nhạc cực thịnh

trong làng nhạc Việt với phong cách đa

dạng từ tuổi học trò như: Mây Trắng, Mắt

Ngọc, TriO 666… cho đến nhóm nhạc theo

phong cách hàn lâm hơn là AC&M đã trôi

qua cách đây khá lâu. Gần đây nhất là

nhóm 365daband cũng chính thức dừng

để các thành viên hoạt động độc lập, còn

lứa đàn em sau này như Artista, V Music,

Uni5, Zero 9, La Thăng new, YounQ, Her,

Monstar, Lime, Lip B… vẫn chưa tạo được

dấu ấn đậm nét. Tuổi thọ của các nhóm

nhạc này rất ngắn, chưa kịp có nhiều bài

hát hay, thậm chí khán giả chưa nhớ tên

các thành viên thì đã tan rã. Dù rất nhiều

nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng và những

tên tuổi đình đám của làng giải trí thấy rõ

được khoảng trống của thị trường này và

nắm bắt cơ hội đầu tư nhưng các nhóm

nhạc vẫn sớm tan rã hoặc hoạt động cầm

chừng vì nhiều nguyên nhân: mức độ ràng

buộc hợp đồng không quá khắc nghiệt như

làng giải trí Hàn Quốc, các thành viên vội

vã “đánh lẻ” sau khi có chút tên tuổi, thu

nhập của nhóm nhạc ít và chậm hơn…

Với sự phát triển mạnh mẽ của nhạc

trẻ Hàn (thường gọi là K - Pop) trên toàn

thế giới, mô hình của các nhóm nhạc từ

đất nước này đã được áp dụng tại nhiều

nước nhưng không phải lúc nào cũng

thành công, nhất là với thị trường Việt

Nam. Các công ty giải trí hàng đầu của

Hàn Quốc nhận thực tập sinh từ khi mới

12 - 13 tuổi và kí hợp đồng 10 - 15 năm.

Sau ít nhất 5 - 7 năm đào tạo, họ mới

tuyển chọn một số thành viên nổi bật để

hoạt động theo nhóm, dần dần mới tách

các nhân vật ưu tú nhất. Quá trình này

có sự phân chia tài chính rõ ràng nhưng

đôi khi cũng gặp phải các trường hợp

kiện tụng giữa nghệ sĩ với công ty quản

lí như nhóm EXO, INX… Trong khi đó,

ở Việt Nam, các thành viên thường gia

nhập nhóm nhạc khi đã khoảng 17 - 18

tuổi trở lên và mô hình hoạt động chưa

chuyên nghiệp, mức độ chi phối của các

công ty giải trí với ngành công nghiệp âm

nhạc chưa cao. Trong khi đó, vốn đầu tư

ban đầu khá nặng vì phải mua độc quyền

bài hát, tập luyện với nhóm nhảy, thuê

người dàn dựng vũ đạo, đội ngũ hậu cần,

trang phục, truyền thông dài hạn… nên

tiền lương đến tay từng thành viên khá

ít. Điều này khiến nhiều nghệ sĩ trẻ nôn

nóng tách khỏi nhóm và dẫn đến sự khó

bền chặt của nhóm nhạc Việt.

NHÓM NHẠC VIỆT

THEO MÔ HÌNH QUỐC TẾ

Tháng 8/2019, nhóm nhạc SGO48

chính thức ra mắt khán giả với ca khúc

Heavy Rotation

đánh dấu việc chính

thức gia nhập thị trường âm nhạc. Đây

là nhóm nhạc có gốc từ nhóm nhạc rất

nổi tiếng AKB48 của Nhật Bản thành

lập từ năm 2005 đến nay. AKB48 hoạt

động với phương thức độc đáo, riêng biệt.

SAU MỘT THỜI GIAN CHUẨN BỊ

TÍCH CỰC VỀ NHIỀU MẶT, NHÓM

NHẠC SGO48 ĐÃ CHÍNH THỨC RA

MẮT VỚI 16 THÀNH VIÊN. MÔ

HÌNH NHÓM NHẠC ĐẾN TỪ NHẬT

BẢN ĐÁNH DẤU BƯỚC CHUYỂN

MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG NHẠC VIỆT

KHI HÒA NHẬP VỚI CUỘC CHƠI

MANG TÍNH KHU VỰC.

KHÔNG GIAN

VĂN HÓA