Table of Contents Table of Contents
Previous Page  23 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 64 Next Page
Page Background

23

đây? anh cười giòn tan, hàm răng trắng

loá: “Tranh thủ nghỉ hè, lúc không gõ

đầu trẻ, tôi nhận “công trình”.

Rồi anh khoe, có bà Cao Minh Trúc

vô tình đọc về anh trên báo. Bà

điều tra

bằng việc đi hỏi không ít những cây đa

cây đề trong làng mĩ thuật xem Kù Kao

Khải là ai rồi nhờ họa sĩ Mạnh Đức cùng

bay ra Hà Nội, về tận Kim Sơn, Ninh

Bình tìm anh giáo Khải. “Bà Trúc nói

với tôi rằng, đơn vị của bà muốn có một

không gian về biển, đậm chất văn hoá

truyền thống. Nhưng câu chuyện văn

hoá đó phải gắn với sự phát triển, để

làm sao không gian đó, kí ức đó vươn

tới đời sống hiện đại như sự phát triển

đáng tự hào của Đà Nẵng. Và nó phải

là tác phẩm nghệ thuật chứ không phải

cứ bày biện theo lối vui vui, dân gian

thường thấy. Tôi vừa là người làm bản

vẽ, vừa là người thi công. Họ là những

người yêu và trân trọng nghệ thuật, nên

tôi càng muốn tự mình làm mọi công

đoạn” - Khải cười.

Anh đi mua những chiếc tàu đánh cá

hơn 100 tuổi từ vùng biển Vân Đồn - Đà

Nẵng, thuê cẩu lớn nhấc lên khỏi khu vực

biểnmà nó đã dường như “hóa thạch” suốt

nhiều thập niên. Trên thân con thuyền

đánh cá cổ bám đầy vỏ sò, vỏ ngao, nước

thời gian mốc thếch, óng ánh, đôi chỗ

vàng rười rượi như rêu. Vừa tạc những con

cá gỗ, lưng phẳng để treo lên, anh cười

láu lỉnh: “Phải là lưng phẳng mới đúng

cá biển, chứ nếu lưng cong cong thì

thành cá nước ngọt mất rồi”. Anh cho

dựng những mô hình cánh buồm, sơn

một loạt màu nóng, gây ấn tượng về thị

giác đúng kiểu Kù Kao Khải. Anh còn cử

người đi khắp các ngôi làng ven biển từ

Quảng Nam đến Đà Nẵng để tìm những

cấu kiện gỗ từ các

không gian cổ…

Giữa các đồi cát

trắng, vàng mênh

mông, Khải và cộng

sự tạo tác hình ảnh

những con ốc biển

khổng lồ, sơn màu

lộng lẫy, đặt chúng

nằm chênh vênh.

Các con thuyền cổ

lớn nhỏ như muốn

truồi từ đồi cát ra

đại dương. Những

con thuyền ấy trong

không gian cổ vật,

đầy các cấu kiện

đẹp của làng chài và

không gian nghề cá,

trong ánh sáng huyền

ảo chuyển động từ

màu đỏ ruby, rồi màu xanh dương, xanh

lục... Du khách như lọt vào thế giới mê

hoặc trong lòng con thuyền cổ chứa đầy

bảo vật dưới đáy đại dương. Ở cụm tác

phẩm ven đường, ngoài ngọn hải đăng

còn có con thuyền mang hình tượng

trai biển khổng lồ đang há miệng nhả

ngọc như mở ra một thế giới kì bí, dẫn

dụ người khám phá các tác phẩm nghệ

thuật sắp đặt. Với cụm tác phẩm ngoài

phía biển, để chống lại gió bão, ít ra là

các trận gió cát tơi bời ở bờ biển xứ ở

nhiệt đới ẩm, nhiều chỗ của

Không gian

Kí ức Biển

, Khải phải gia cố các cọc

chống đỡ chôn sâu

6m dưới lòng đất/

cát. Khải tự tin:

Chắc chắn đây sẽ

là một điểm đến

và khám phá di

sản văn hóa miền

biển, cũng như

nâng cao ý thức

bảo vệ đại dương

tuyệt vời nhất.

Say mê văn

hoá dân gian, nên

những tác phẩm

của Khải luôn

mang đậm màu

sắc Folklor. Gã hi

vọng, công trình

sẽ tái hiện được

những làng chài

cổ xưa với yếu tố văn hoá bản địa và

cũng sẽ là cụm tác phẩm mang hơi thở

đương đại, gắn với sự phát triển của

thành phố được ca ngợi là

đáng sống

nhất Việt Nam, với những bãi tắm tuyệt

mĩ được bầu chọn là đẹp vào hàng quán

quân trên thế giới

Bài và ảnh:

MAI CHI

Một tác phẩm nổi tiếng của Kù Kao Khải

NHÌN NHỮNG BƯỚC CHÂN RẮN

RỎI TRÊN CÁT BIỂN CỦA KÙ

KAO KHẢI, TÔI CHỢT NGHĨ,

NAY MAI “CÔNG TRÌNH” VÀ

CŨNG LÀ CỤM TÁC PHẨM CỦA

GÃ HOÀN THÀNH; CŨNG CÓ

NGHĨA GÃ THÊM MỘT LẦN

“PHÁ BỎ ĐỊNH KIẾN”, NHIỀU

NGƯỜI SẼ RẤT NGẠC NHIÊN

KHI BIẾT TÁC GIẢ CỦA KHÔNG

GIAN BIỂN, KÍ ỨC BIỂN ẤY LÀ

MỘT ANH GIÁO LÀNG ĐÃ MƯỜI

SÁU NĂM GÕ ĐẦU TRẺ Ở CHỐN

QUÊ NGHÈO. BIỂN GIÚP KHẢI

ĐẾN VỚI NHỮNG CHÂN TRỜI

LỘNG GIÓ MỚI.