11
Theo nhận định của nhà thiết kế
(NTK) trang phục Jane Ruhm - người từng
giành 4 giải Emmy, đã có thời điểm các
bộ phim truyền hình đề tài đương đại
không quá chú trọng đến việc tạo nên
dấu ấn hay đưa ra các thông điệp ngầm
thông qua thời trang mà chỉ đơn giản cho
nữ mặc đồ nữ, nam mặc đồ nam. Chuyện
diễn viên tự lo trang phục là điều khá
phổ biến, miễn sao không quá lạc lõng
hoặc không bị lệch với bối cảnh, với
tính cách nhân vật. Tình hình này kéo
dài tới tận gần cuối những năm 1980 với
sự xuất hiện của bộ phim
Dynasty
(Đế
chế) khi Nolan Miller là người tiên phong
trong việc mang tới một cuộc cách mạng
về trang phục đương đại. Váy áo cho nữ
diễn viên với kiểu dáng, cách cắt cúp,
cách sử dụng màu sắc, phối hợp với phụ
kiện trở nên có ý nghĩa không kém gì vị
trí của họ trong tuyến nội dung. Còn với
phái mạnh, kiểu dáng cổ điển, cứng nhắc
của các bộ vest cũng được lột xác để trở
nên biến hóa, hào hoa hơn hẳn.
Sex and
the City
(Chuyện ấy là chuyện nhỏ) kế
thừa xuất sắc những đột phá của
Dynasty
để trở thành series phim mang tính biểu
tượng của những năm 2000 khi mang
tới hơi thở thời trang đương đại với sắc
màu đô thị hào nhoáng, thời thượng qua
câu chuyện về những cô nàng sành điệu,
phóng khoáng.
Ugly Betty
(Cô gái xấu xí)
cũng là cách khai thác đầy thú vị khác
về thế giới thời trang mang đến những
xu hướng, bí quyết hữu dụng cho phái
nữ hay
Desperate Housewives
(Những
bà nội trợ kiểu Mỹ) mang đến thế giới
những quý bà quyến rũ từ nhà ra phố.
Theo NTK Salvador Perez, để tạo cơn sốt
với quần jean, áo sơ mi, đồ công sở hiện
đại là thách thức lớn lao đối với những
người làm trang phục cho phim đương
đại. Ngoài ra, một đòi hỏi rất cần thiết
đối với phim đương đại là trang phục cần
thể hiện rõ cá tính của nhân vật, vì thế,
NTK phải đồng hành sát sao, hiểu rõ hơn
về những người mà họ chăm lo cho diện
mạo. Trang phục trong phim đương đại
cũng được lựa chọn để tạo nên xu hướng
chứ không đơn giản đến mức dễ dàng bắt
gặp ở cửa hàng quần áo bình dân nào
đó. Hala Bahmet - thiết kế trang phục
của series phim đình đám
This Is Us
(Đó
là chúng tôi) - khẳng định rằng, sự đầu
tư thời gian, công sức cho phim đương
đại không kém gì cổ trang. Sự thuận lợi
hơn nằm ở chỗ, NTK có thể kiểm soát,
đưa dấu ấn sáng tạo riêng của mình thay
vì những khuôn mẫu nhất định khi làm
phim về các thế kỉ, thập niên trước. Bộ
váy cưới dành riêng cho
Chrissy Metz là một kì công
của đội ngũ thiết kế khi
giúp cho một nữ diễn viên
có thân hình quá khổ trở
nên lộng lẫy, rực sáng.
Ngày nay, trang phục
đương đại trong phim
truyền hình Mỹ được đầu
tư công phu hơn rất nhiều.
Phiên bản làm lại của
Dynasty
(hiện đang phát
sóng tới mùa thứ ba) hướng tới hình ảnh
sang trọng, quý phái của thời trang cao
cấp thay vì sự màu mè đặc trưng trước
đây. Nhiều bộ phim lại tạo nên hiện
tượng với khái niệm “tủ đồ của nhân vật”
với Olivia Pope (phim
Scandal
) hay nhân
vật Rachel Zane do Meghan Markle thể
hiện trong phim
Suits
(tạm dịch Đấu trí).
Phong cách ăn mặc quyến rũ, thanh lịch
của nhân vật Rachel là lí do quan trọng
khiến Meghan Markle nổi tiếng trước cả
khi cô bước chân vào Hoàng gia Anh.
Sau này, khi đã là một Công nương danh
giá, lối ăn vận của Megan vẫn phần nào
mang dấu ấn từ bộ phim với các gam màu
trung tính nền nã, những chân váy bút
chì được may đo một cách chuẩn mực…
TUẤN PHONG
(Theo Fashionista)
NẾU NHƯ VỚI GIẢI THƯỞNG
TRUYỀN HÌNH EMMY, CÁC TRANG
PHỤC ĐƯƠNG ĐẠI ĐÃ CÓ ĐƯỢC
HẠNG MỤC RIÊNG ĐỂ THI THỐ THÌ
VỚI ĐIỆN ẢNH - GIẢI OSCAR - VẪN
LÀ CUỘC ĐẤU KHÔNG CÂN SỨC
GIỮA CỔ TRANG/SỬ THI/GIẢ
TƯỞNG VỚI ĐƯƠNG ĐẠI.
Trang phục trong phim
The Tudors
Bộ phim Sex and the City
được xem như cú đột phá của các
nhà thiết kế trang phục đương đại cho phim truyền hình
Thiết kế trang phục cưới trong phim
This Is Us