Table of Contents Table of Contents
Previous Page  47 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 64 Next Page
Page Background

47

Hoa tử đằng được người Nhật gọi là

hoa fuji và đặc biệt yêu thích vì không

chỉ đẹp mà từ vỏ cây, hoa, lá đều có

thể làm thuốc. Tùy vào thổ nhưỡng

và thời điểm ra hoa mà tử đằng ở các

địa phương khác nhau có màu sắc

đậm, nhạt khác nhau. Có nhiều loài

tử đằng, mỗi màu sắc lại mang một ý

nghĩa. Màu tím vừa bảy tỏ tình cảm,

vừa biểu thị nỗi chờ mong người mình

yêu thương đáp lại tình cảm. Màu trắng

mang biểu trưng của một tình bạn chân

thành, thủy chung và lời cầu nguyện,

chúc phúc cho các lứa đôi. Ngoài ý

nghĩa về tình yêu, với đặc điểm mọc

thành chùm, hoa tử đằng còn đại diện

cho sự hòa hợp, đoàn kết, cho thái độ

buông bỏ thù địch để hướng đến yêu

thương, hòa hảo. Hoa sống rất lâu và

chỉ nở theo mùa khiến con người phải

dày công chăm bón và chờ đợi đến khi

cây nở hoa cũng giống như tình yêu

phải vun đắp, chân thành, đậm sâu

thì mối tình ấy mới đơm hoa kết trái

và bền lâu. Tử đằng đã trở thành loài

hoa tượng trưng cho tình yêu bất tử là

vì thế.

Vậy là suốt hành trình khám phá

Nara 

cùng với

Kyoto

- hai cố đô của

Nhật Bản - “quê hương của những kho

báu vô giá và những truyền thống vượt

trội”, chúng tôi được “đã mắt”

với hoa

tử đằng

.

Đây còn được cho là một biểu

trưng quan trọng của Phật giáo, mang

ánh sáng dẫn tới cõi Niết bàn. Bởi thế,

đến bất cứ ngôi chùa, đền nào cũng

dễ dàng bắt gặp một vài giàn tử đằng

thướt tha buông những suối hoa khoe

sắc. Tại chùa Byodo In - ngôi chùa có in

trên đồng mười yên Nhật Bản, chúng tôi

mê mải ngắm và chụp ảnh với những

cội tử đằng đã hiện diện bên ngôi đền

cổ kính này tới 800 năm tuổi. Giàn tử

đằng có kích thước bằng khoảng cả một

sân tennis. Người Nhật đã rất cầu kì làm

giàn leo kiên cố cho hoa và có cả hàng

rào ngăn khách du lịch bước vào bên

trong. Có nơi còn xếp các dãy ghế dài

cho du khách ngồi ngắm và chụp ảnh

cùng hoa. Có những cụ già người Nhật

có thể ngồi hàng giờ ngắm hoa. Không

hề thấy du khách Nhật nào chạm tay

vào hoa trong khi chụp ảnh. Ý thức gìn

giữ thiên nhiên, môi trường của họ thật

đáng ngưỡng mộ.

Nằm ngay bên cạnh đền Kasuga

Taisha, vườn Bách thảo Manyo cũng

là một điểm dừng chân khác để ngắm

hoa tại Nara. Đường đến đền Kasuga

Taisha - ngôi đền nổi tiếng nhất của

công viên Nara, chúng tôi cũng đi qua

những khu rừng nguyên sinh mà ở đó

hoa tử đằng hoang dã, leo chằng chịt

trên những thân cây cổ thụ. Ở bên

dưới, những chú nai hiền lành nhởn

nhơ đi lại từng đàn. Quả thực thấy

mình như lạc vào khu rừng cổ tích.

Trên đường đi dạo ở Nara, chúng

tôi được nhận các tờ rơi thông báo về

lễ hội hoa tử đằng sẽ diễn ra vào thời

điểm chúng tôi rời xứ sở Phù Tang. Đó

là khi những suối hoa đạt độ dài tối đa,

những bông hoa mềm, mỏng như mây

bung nở, khoe sắc lộng lẫy nhất, giống

như nàng thiếu nữ vừa độ trăng tròn.

May mắn là chúng tôi đã có hàng tuần

chiêm ngưỡng tử đằng suốt dọc hành

trình đầy ấn tượng của mình.

CẨM HÀ

Suối hoa tử đằng

Tử đằng được người dân

Nhật Bản yêu thích

Hoa tử đằng có hương thơm dịu