38
KHÔNG GIAN
VĂN HÓA
Đạo diễn Apichatpong Weerasethakul
Không đi theo lối mòn
Đ
ạo diễn Apichatpong
sinh năm 1970 ở ngoại
ô Bangkok, trong một gia
đình có bố mẹ đều làm
bác sĩ. Ông tốt nghiệp chuyên ngành
kiến trúc của Đại học Khon Kaen
vào năm 1994, sau đó đến Chicago
(Mỹ) học về điện ảnh thực nghiệm,
thực hành nghệ thuật đương đại. Trở
lại Thái Lan, Apichatpong bắt đầu
công việc của một nghệ sĩ tạo hình,
sắp đặt video trước khi làm phim dài
đầu tay
Mysterious Object at Noon
(Bí ẩn giấc mơ trưa) vào năm 2000.
Bộ phim đã giành giải Dragons and
Tigers Award for Young Cinema năm
2000 tại LHP quốc tế Vancouver. Kể từ
đó, Apichatpong đã trở thành “người
quen” của các LHP quốc tế. Hai năm
sau,
Blissfully yours
(Hạnh phúc khi
thuộc về nhau), bộ phim thứ 2 của ông
được gửi đến Cannes theo đường bưu
điện và giành giải Un Certain Regard.
Năm 2004, bộ phim
Tropical Malady
(Căn bệnh miền nhiệt đới) tiếp tục
nhận được giải Hội đồng giám khảo.
Syndromes and a Century
(Hội chứng
thế kỉ) kể về những kỉ niệm thời thơ
ấu, đã trở thành bộ phim Thái đầu tiên
giành giải Sư tử Vàng ở LHP Venice.
Đạo diễn Apichatpong tiết lộ, ông
làm phim chủ yếu là để thoả mãn khát
khao sáng tạo của bản thân: “Doanh
thu và giải thưởng chưa bao giờ là
các yếu tố chi phối tôi”. Phim của
Apichatpong là sự hoà quyện của thế
giới tâm linh và hiện thực, hư cấu và
phi hư cấu, đồng thời đặt ra nhiều vấn
đề đặc biệt, có tính gây hấn với những
quan niệm, cấu trúc truyền thống
của điện ảnh Thái Lan. Trong cuộc
phỏng vấn mới nhất với hãng tin AFP,
Apichatpong cho biết, ông đã không
làm phim ở quê hương mình từ năm
2014 vì tình hình chính trị bất ổn, đảo
chính liên tiếp và cả những bất bình
đẳng trong xã hội, thậm chí còn có thể
không được cấp phép. Theo quan niệm
của Apichatpong, một bộ phim không
phản ánh được thực trạng xã hội của
đất nước thì đó thực sự là một thất bại
của người làm phim: “Tôi luôn muốn
nói về chính trị, xã hội, về cuộc sống
của người dân Thái Lan trong các tác
phẩm của mình”.
Ở Thái Lan, chính quyền quân sự
đã bóp nghẹt sự sáng tạo nghệ thuật,
nhưng mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều
hướng tích cực sau cuộc bầu cử vào
năm tới. Nói về chặng đường phía
trước, đạo diễn 48 tuổi cho rằng: “Điện
ảnh sẽ luôn phải theo các thể chế
chính trị và đấu tranh cho quyền lợi
của con người. Cá nhân tôi luôn sẵn
lòng hỗ trợ các nhà làm phim trẻ”.
Apichatpong vui vẻ thừa nhận rằng, ở
Thái Lan chẳng ai thích xem phim do
ông sản xuất hay làm đạo diễn. “Người
Thái thích những bộ phim hài hước
giúp họ vui vẻ”. Tuy nhiên, ở Cannes,
APICHATPONG WEERASETHAKUL ĐƯỢC COI LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐẠO DIỄN HÀNG
ĐẦU CHÂU Á VỚI NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH ĐỘC ĐÁO, KÌ LẠ. ÔNG ĐÃ MANG VỀ CHO ĐIỆN
ẢNH THÁI LAN CÀNH CỌ VÀNG TẠI LHP CANNES 2010 VỚI KIỆT TÁC
UNCLE BOONMEE
WHO CAN RECALL HIS PAST LIVES
(NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA BÁC BOOM). CÁC BỘ
PHIM CỦA ĐẠO DIỄN APICHATPONG LUÔN THỂ HIỆN SỰ TRĂN TRỞ VỚI NHỮNG BẤT ỔN
CỦA ĐẤT NƯỚC, SỰ TRÂN TRỌNG PHẨM GIÁ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI.
Đạo diễn Apichatpong bên Cành cọ vàng danh giá
Đạo diễn Apichatpong tại phim trường