Previous Page  9 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 9 / 92 Next Page
Page Background

9

Để vào một vai vừa có số phận vừa có

diễn biến tâm lí phức tạp, Quốc Quân

cho biết, anh phải tổng hợp tính cách

từ những vai diễn giang hồ mà mình

từng đóng, đồng thời dành thời gian để

đọc sách báo về giới tội phạm ngoài

xã hội thực. Sau khi những tập đầu

tiên của

Người phán xử

lên sóng, Quốc

Quân rất hài lòng vì đi đâu cũng được

gọi là Lân “Sứa”.

Ước một lần

được làm vai “xấu”

Bên cạnh những gương mặt có thể

đảm nhận cả hai sắc thái chính diện và

phản diện thì thi thoảng cũng có vài

sự đột phá khiến khán giả ngỡ ngàng.

Đó là trường hợp của những diễn viên

chuyên đóng vai hiền lành, tốt bụng

rồi bỗng dưng chuyển sang dạng vai

ghê gớm và thành công hơn cả mong

đợi. Đó là NSND Lan Hương với vai

bà mẹ chồng ghê gớm trong phim

Sống

chung với mẹ chồng

(đang phát sóng

trên VTV1). Cú ngược dòng so với

hình tượng nhân vật xưa nay chị thường

đóng đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều

cả về việc nhận vai lẫn câu chuyện hành

xử của nhân vật trong phim. Dù chủ

động chọn dạng vai mới, NSND Lan

Hương cũng không tránh khỏi cảm xúc

lo sợ, hồi hộp khi xem lại những thước

phim về bà Phương, lắng nghe khán giả

“phán xét” về việc mình lần đầu chị làm

“người xấu” trên phim. Làm khác chất

diễn của mình đã là khó, chịu áp lực về

sự thành bại của hình ảnh mới cũng như

đón nhận phản hồi của những người đã

yêu mến chính mình lại càng khó hơn.

Với mỗi diễn viên, được làm mới,

thoát khỏi lối mòn của mình đôi khi lại

tạo ra một ngọn lửa bên trong, ép họ

phải làm khác đi, tập trung và hoàn thiện

hơn. Có thể kể ra đây nhiều cái tên đã

có sự thay đổi từ “đẹp” sang “xấu” gây

ấn tượng mạnh mẽ như: Trung Anh, Việt

Anh, Hồng Đăng, Bảo Anh… Cũng có

nhiều diễn viên cả

đời đóng vai chính

diện nhưng luôn

mong ước được một

lần vào vai “xấu”.

Điều đó phần nào

phụ thuộc vào sự

quan sát riêng của

mỗi đạo diễn. Họ

phải đủ kinh nghiệm làm phim để hiểu

chất diễn, khả năng diễn viên có vào

dạng vai phản diện được không và liệu

diễn viên có chịu hợp tác không khi

chuyển sang một hình ảnh mới.

Có kinh nghiệm của hàng chục năm

làm nghề nhưng diễn viên Chu Hùng

vẫn luôn cẩn trọng, kĩ càng trong việc

lựa chọn vai, xây dựng hình ảnh. Ông

chia sẻ: “Phải có vốn sống, sự quan sát

xung quanh mới bồi đắp cho nhân vật

của mình dày dặn và sống động được”.

Trên màn ảnh, diễn viên Chu Hùng

không làm đại ca giang hồ thì là tội

phạm. Ông từng ghi dấu ấn với diện mạo

dữ dằn của tay giang hồ khét tiếng Bắc

Đại Bàng trong

Nước mắt của mẹ

(thuộc

series

Cảnh sát hình sự).

Đây là vai diễn

đưa tên tuổi của diễn viên Chu Hùng đến

gần hơn với khán giả, khiến đi đâu ông

cũng được gọi bằng tên nhân vật trong

phim. Ông xúc động kể lại câu nói của

một khán giả lớn tuổi khi đó: “Mày ác

quá nhưng mẹ vẫn thương mày lắm”.

Theo Chu Hùng, diễn cho ra tận cùng

của một tên đại ca tàn ác vẫn có những

phút yếu mềm bên mẹ già, không chỉ cần

kĩ thuật diễn xuất mà phải bằng trái tim,

bằng cảm xúc chân thật. Và bây giờ,

nghệ sĩ Chu Hùng lại

hồ hởi khoe: “Tôi ra

đường nhiều người

đã bắt đầu gọi bằng

Thế “chột” dù chỉ

mới xuất hiện mấy

tập, nếu có bị mất tên

lần nữa tôi cũng vui

lắm”. Tuy nhiên, vẫn

bộ râu ấy, khuôn mặt ấy nhưng nụ cười

hiền, ánh mắt sáng và tươi vui của anh

luôn khiến người đối diện thấy cảm yêu

mến, tin cậy.

Dưới góc nhìn đạo diễn, Nguyễn

Khải Anh cho rằng, không có nhân vật

phản diện 100%. Nhân vật phải đa nhân

cách mới hấp dẫn và để lại ấn tượng lâu

bền với khán giả. Một nhân vật chỉ ác

toàn bộ mấy chục tập phim thì không ai

muốn xem cả, mà tận sâu bên trong họ

vẫn có những tính thiện, tính người. Ví

dụ, trong

Người phán xử

, Phan Quân,

Phan Hải là nhân vật phản diện nhưng

vẫn lấy được tình cảm của người xem.

Họ giết người nhưng trong quan hệ gia

đình, bạn bè, anh em vẫn có những mặt

tốt. Nếu họ ở trong hoàn cảnh nào thì sẽ

có tính cách, số phận đó. Thông điệp đó,

nếu làm cho tới cần sự dụng công của kĩ

năng diễn xuất, sự tinh tế và khả năng

cảm nhận của từng diễn viên.

Mọi diễn viên chuyên nghiệp đều

mong muốn được diễn các dạng vai khác

nhau. Tuy nhiên, nếu họ có được “vệt”

vai ấn tượng thì dù chính diện hay phản

diện đã là thành công đáng mơ ước rồi.

Những diễn viên thành công đều giống

nhau ở một điểm: họ luôn phải cố gắng,

nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể đem

đến cho khán giả những vai diễn hay

nhất, những cảm xúc tuyệt vời nhất. Và

chính sự ủng hộ, cổ vũ của khán giả là

động lực để các nghệ sĩ vượt qua những

khó khăn, thách thức để giữ lửa với nghề.

Thu Hiền

DV Quốc Quân vai Lân sứa trong

Người phán xử

Với những diễn viên chuyên trị vai

chính diện đột ngột chuyển sang vai

ác, làm khác chất diễn của mình đã

là khó, chịu áp lực về sự thành bại

của hình ảnh mới cũng như đón nhận

phản hồi của những người đã yêu

mến chính mình lại càng khó hơn.