Table of Contents Table of Contents
Previous Page  61 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 61 / 92 Next Page
Page Background

61

Phim cũng có khá nhiều cảnh quay

trong rừng nguyên sinh, đúng vào mùa

mưa nên vắt rất nhiều. Cả đoàn phim

phải mua ủng từ thị trấn gần đó, bôi dầu

khắp người để chống vắt. Ai cũng mải

nhìn xuống chân “cảnh giác” mà không

để ý trên đầu. Một hôm các thành viên

đang đứng nói chuyện thì phát hiện có

con rắn quấn trên cành cây, ngay sát

đầu. “Một người định chém thì quay

phim bảo dừng lại để quay, do đó cảnh

chém rắn trong phim là hoàn toàn thật” -

đạo diễn Vũ Hồng Sơn kể lại.

Bệnh hiểm nghèo, sá gì

NSƯT Duy Thanh (vai Hòa Vâu)

đang bị ung thư phổi nên việc hôm

trước truyền dịch, hôm sau phải đi quay,

hoặc có hôm đang quay thì phải truyền

dịch diễn ra thường xuyên. Ái ngại,

lo lắng, đạo diễn đã hỏi nghệ sĩ Duy

Thanh nếu cần nghỉ ngơi thì đoàn tìm

người thay nhưng ông nhất quyết hoàn

thành vai diễn. Có những cảnh quay ở

Tam Điệp, ông được cả gia đình “tháp

tùng” từ Hà Nội vào để cổ vũ tinh thần.

Trong phim có một số phân cảnh Hòa

Vâu đầu trọc lốc. Nhiều người xem

sẽ nghĩ đó là chủ ý của đạo diễn buộc

diễn viên cạo đầu, nhưng thực tế thì đó

là thời gian nghệ sĩ Duy Thanh phải

truyền hóa chất, tóc bị rụng. Mệt mỏi

là thế nhưng ông vẫn không bỏ vai, dù

thời tiết rất nóng nắng. Duy Thanh còn

là một trong những diễn viên tự lồng

tiếng cho vai mình đóng. Mỗi khi đến

phòng lồng tiếng, ông mang theo rất

nhiều thuốc.

NSƯT Tạ Xuân Thảo cũng bị ung

thư nhưng không hề nói với ai. Khi biết

chuyện, mọi người lo lắng nhưng ông

vẫn vui vẻ nói hoàn thành vai diễn đến

cùng. “Tiền catse cho vai diễn của các

nghệ sĩ ấy rất ít, chỉ có lòng yêu nghề,

thích kịch bản thì họ mới vượt lên bệnh

tật để hoàn thành công việc trong khi

thời tiết cực kì khắc nghiệt” - đạo diễn

Vũ Hồng Sơn chia sẻ.

Mưa, mồ hôi và nước mắt

đều thật

Trong phim có rất nhiều cảnh quay

giữa cánh đồng, hoặc trên đồi dưới cái

nắng hầm hập như chảo lửa. Ngoài

ra, nhân vật ông chủ tịch mỗi khi gặp

chuyện khó khăn, buồn bã, mệt mỏi, ông

lại lên sân thượng để nhìn ra xa về dãy

núi quê hương… Dưới cái nắng chói

chang những cảnh quay này khiến cả

đoàn khiếp vía.

Để xin phép được quay ở trung tâm

trẻ mồ côi rất khó. Đoàn làm phim chỉ

có một buổi duy nhất lại vào đúng ngày

mưa tầm tã. Đạo diễn quyết định, vẫn

lên đường và quay luôn trong mưa.

Nhiều cảnh quay khác ở Tam Điệp, Phú

Thọ cũng quay dưới trời mưa. Quay

phim lo lắng bảo vệ ống kính máy quay,

còn cả đoàn phim và diễn viên phải chấp

nhận mưa, ướt. Để ứng biến với trời

mưa, nhiều cảnh phải sửa thoại, thêm

thoại để phù hợp với bối cảnh.

Tuy nhiên, có những cảnh quay trời

mưa cực kì nguy hiểm, như cảnh Nam

đi xe máy rượt đuổi theo một chiếc ô tô

trên đường đèo gấp khúc, tối và mưa.

Không ngờ khi cảnh này dựng lên lại

cực kì hấp dẫn vì mưa làm đường ướt,

ánh đèn ô tô chiếu xuống đường tạo

nên vệt sáng trong đêm. Đạo diễn thở

phào: “Trong cái vất vả có cái may, chứ

nếu trời không mưa, đường tối thui thì

lên hình sẽ xấu”. Nhưng để thực hiện

cảnh đó, không chỉ diễn viên mà các

quay phim cũng phải chấp nhận mạo

hiểm. Chỉ cần cầm lái không vững thì sẽ

tai nạn, cầm máy không vững thì hình

không đạt yêu cầu.

Cực nhất là quay những cảnh trong

rừng mưa giữa hè. Nóng thế nhưng tối

về nhiều người không muốn tắm, vì đã

ngấm mưa, quá lạnh. Cảnh quay nhân

tạo duy nhất là đại cảnh chạy lũ vì vỡ

đập, diễn viên và nhiều người khác phải

dầm mưa đêm.

Bữa cơm ở rừng

Khi đoàn quay ở Cao Bằng, do dịch

vụ ăn uống quá xa nên đoàn phim quyết

định ăn tại chỗ, thuê người mang cơm

đến. Nhưng do đường xấu, có khi hộp

bị vỡ, cơm canh trộn vào nhau nhuyễn

hơn cháo. Trong các tình huống như

vậy, những người được ưu tiên nhất

trong đoàn là diễn viên và những người

làm công việc nặng nhọc như vác máy,

ray, cẩu...

Nguyên Khôi

(Ghi theo lời kể của nhà báo Chu Hồng Vân)

Các cảnh trong phim LCCC