35
thành tích, điểm số sang một bên. Chúng
ta sẽ chỉ nói về cuộc sống và kinh nghiệm
của bạn”. Em đã cố gắng rất nhiều để
cải thiện độ lưu loát tiếng Anh của mình.
Với những bài thi, em rất chăm chỉ và cố
gắng thúc đẩy bản thân đạt đến giới hạn
yêu cầu. Nhưng đến bài thi ACT, dù tiếp
tục các phương pháp học cũ nhưng để
đạt được 2.200 điểm là bất khả thi nên
em quyết định chọn phương pháp khác.
Ví dụ, với bài thi viết, mọi người thường
không làm lại các bài thi thử mà họ đã
làm. Nhưng em v n làm đi làm lại và
phát hiện ra có một vài câu em v n mắc
lỗi. Việc đó khiến em nhớ được những lỗi
sai nhiều hơn để sau đó không lặp lại các
lỗi tương tự. Em nghĩ, đôi khi chúng ta
cần đối mặt với lỗi sai của mình để tìm ra
lí do thực sự tại sao lại sai.
Có thể thấy, Liên không hề thuận
lợi khi bắt đầu triển khai kế hoạch du
học. Điều gì khiến bạn tiếp tục cố gắng
sau mỗi lần thất bại?
Quanh nơi em ở thường rất ồn ào.
Nhiều người nói, họ không thể hiểu được
vì sao ngồi ở chiếc bàn như thế này mà
em v n có thể tập trung học được. Thực
ra, mãi thì cũng quen thôi. Thậm chí,
em không phải người tập trung lắm. Khi
đang học, em có thể bị xao nhãng bởi
những ý tưởng mới đột nhiên xuất hiện
trong đầu. Nhiều người thích câu hỏi
“Làm thế nào…?” nhưng với em câu hỏi
quan trọng là “Vì sao..?”. Với em, du học
chính là động lực để em không ngừng
cố gắng.
Khi nộp hồ sơ, vì sao bạn chọn
Harvard? Có phải vì đó là ngôi trường
danh giá và nổi tiếng?
Đó là một trong những trường rất nổi
tiếng, sẽ rất tốt nếu như bạn được học ở
đó nhưng cũng không sao nếu như bạn
không được nhận. Có một câu nói mà em
rất thích, đó là:
Đại học là một trận đấu,
chứ không phải là một niềm kiêu hãnh.
Vì vậy, em không nghĩ nhiều về thứ hạng
của các trường nên không so sánh trường
Harvard danh giá với những trường có
thứ hạng thấp hơn. Ngay từ đầu, em chọn
ứng tuyển vào Harvard bởi trường có
chương trình hỗ trợ tài chính lớn. Và sau
khi phỏng vấn, em thấy mình đã lựa chọn
đúng. Thật tuyệt vời!
Phản ứng của bố mẹ bạn về tin
bạn đã được nhận vào học ở Harvard
như thế nào?
Em đã đọc được một số bài báo về
những học sinh được nhận vào học ở
Harvard. Khi biết tin, họ ôm lấy bố mẹ và
khóc. Ban đầu, em không muốn kể cho bố
và muốn giữ nó như là một bí mật, nhưng
có người gọi điện chúc mừng nên bố biết
rằng em được nhận vào học ở Harvard.
Phản ứng của bố em khá “đặc biệt”. Bố chỉ
nói rằng: “Harvard là một trường rất tốt!”.
Bạn có lời khuyên nào dành cho
những người cũng đang có giấc mơ
du học?
Trước hết, để có động lực tìm ra cách
thức, các bạn phải trả lời câu hỏi tại
sao lại đi du học. Em biết có rất nhiều
người học ở Việt Nam đã tìm được công
việc tốt sau khi tốt nghiệp. Vậy nên, du
học không phải là cách duy nhất để mọi
người đạt được thành công. Thứ hai, em
có lời nhắn muốn gửi tới các bậc phụ
huynh. Em đã từng chứng kiến rất nhiều
vị phụ huynh gây áp lực cho con. Những
việc họ làm giống như ép con đi theo một
con đường họ đã chọn sẵn nhưng cuối
cùng con họ v n sẽ đi trên con đường
riêng của chính mình. Vậy nên, hãy cứ
để con cái quyết định việc chúng thực sự
muốn làm.
Chúc Diệu Liên sẽ có những năm
tháng học tập thú vị và hiệu quả tại
trường Havard trong thời gian tới!
Vân Khanh
(Thực hiện)
Diệu Liên sinh năm 1997, cựu học
sinh trường Chuyên Lê Hồng
Phong, TP Hồ Chí Minh. Gia đình
không có tiềm lực tài chính nên
việc học tập ở trường cũng như
quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học
bổng của Diệu Liên gần như dựa
hoàn toàn vào khả năng tự học
và sự nỗ lực của bản thân. Mới
đây, Liên đã xuất hiện với tư
cách khách mời trên kênh Truyền hình
Giáo dục Quốc gia VTV7 để chia sẻ
về kinh nghiệm cũng như hành trình
đến với Harvard của mình.
Với ê kíp thực hiện chương trình của VTV7