Table of Contents Table of Contents
Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

Không chỉ duy trì các đêm diễn tại phố

cổ, nhóm xẩm Hà thành còn biểu diễn ở

nhiều nơi và mang xẩm ra cả xứ người

như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Chính

thức thành lập năm 2010, nhóm xẩm Hà

thành gồm các nghệ sĩ: Mai Tuyết Hoa,

Thúy Ngần, Mai Ngoan, nhạc sĩ Quang

Long, Khương Cường… Các thành viên

nhóm xẩm Hà thành mong muốn tái hiện

một phần không gian sinh hoạt văn hóa

của người Hà Nội xưa, mang xẩm đến gần

hơn với công chúng. Nghệ sĩ Mai Tuyết

Hoa (trưởng nhóm) chia sẻ, cái tên xẩm

Hà thành rất có ý nghĩa, bởi chị và các

thành viên trong nhóm là những người

đầu tiên cùng với các thầy, là các nhạc sĩ ở

Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc

Việt Nam, khôi phục lại dòng xẩm tàu

điện, dòng xẩm mang nét đặc trưng của

văn hóa người Hà Nội. Năm 2010, trong

dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà

Nội, nhóm xẩm Hà thành được thành phố

Hà Nội mời tham gia biểu diễn, khi đó,

nhóm đã hát những bài hát như:

Dạo chơi

Long thành, Hà thành 36 phố phường

Các thành viên trong nhóm cũng như khán

giả đặc biệt ấn tượng với chương trình

biểu diễn hát xẩm dọc các phố cổ Hà Nội

trên những chiếc xe điện. Xe đi đến đâu,

bà con ở khu phố cổ tràn ra xem một cách

thích thú. Với lớp người trung niên và

người già thì họ đã được sống lại kí ức về

xẩm tàu điện. Bến xe điện Bờ Hồ ngày

xưa chở khách ngược xuôi quanh Hà Nội

đã trở thành địa chỉ quen thuộc như một

nét đặc trưng văn hóa của người dân Hà

thành. Những bài thơ mới của các thi sĩ

nổi tiếng như: Nguyễn Bính, Nguyễn

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa

và tài năng nhí Mai Anh

Đêm diễn

Ngãi mẹ sinh thành

Khuyến, Á Nam Trần Quang Khải…

được đưa vào xẩm làm phong phú thêm

những câu hát trong các làn điệu. Ngược

xuôi 36 phố phường, tàu điện mang niềm

vui cho phố hội Thăng Long, đưa xẩm

trở thành loại hình âm nhạc đường phố

vô cùng độc đáo, gắn bó thân thiết với

mọi người. Mặc dù, tàu điện không còn

nữa nhưng hồn xẩm v n tồn tại cùng thời

gian. Tới đây, khi Hà Nội hoàn thành dự

án đường sắt trên cao, BTC dự định sẽ

đưa những nhóm xẩm lên hát trên những

chuyến tàu đó. Tuy không thể giống như

không gian tàu điện ở Hà Nội ngày xưa

nhưng hi vọng phần nào tái hiện được một

nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt của

người Hà Nội.

Kể từ khi thành lập đến nay, các thành

viên nhóm xẩm Hà thành v n tiếp tục

nghiên cứu và phát triển nghệ thuật hát

xẩm. Nhóm cũng thường tổ chức các buổi

nói chuyện, giới thiệu nghệ thuật xẩm,

giới thiệu văn hóa của hát xẩm, ngôn ngữ

tiếng Việt trong hát xẩm ở các trường đại

học, các hội văn học nghệ thuật… Trong

những chuyến lưu diễn ở nước ngoài,

những tiết mục biểu diễn nghệ thuật hát

xẩm được công chúng nước bạn rất thích

thú. Đặc biệt, khi sang Mỹ biểu diễn, có

học sinh người Mỹ vì thích loại hình nghệ

thuật này đã sang Việt Nam làm bài tập

thực hành và tìm đến nhóm xẩm Hà Thành

học hát xẩm.

Bên cạnh việc biểu diễn các bài xẩm

được nghệ nhân truyền lại, các thành viên

trong nhóm cũng tiếp tục sáng tác những

bài hát tuyên truyền về thời cuộc, về xã

hội như những bài xẩm tuyên truyền về

văn hóa giao thông.

Mong muốn của các thành viên trong

nhóm là sẽ cố gắng phát triển, đào tạo

thêm những nhân tố mới để gây dựng

nhóm xẩm Hà thành ngày càng phát triển

hơn; vận động để có thêm sáng tác mới

dựa trên những vấn đề xã hội quan tâm thể

hiện qua lăng kính của nghệ thuật hát xẩm,

khơi gợi cái hay, cái độc đáo trong các bài

xẩm, đồng thời để lớp trẻ biết đến nghệ

thuật hát xẩm, các bạn sẽ học được nhiều

điều hay, mới lạ và sáng tạo…

Những bài xẩm của nhóm xẩm Hà

thành trên youtube thu hút hàng vạn lượt

xem bởi sự lạ trong giai điệu, bởi các đề

tài rất thời sự nhưng được đặt lời độc đáo,

sâu sắc, dễ nhớ, dễ thuộc. Xẩm đã hút

được công chúng nhưng để có sức sống

sâu rộng lại là một bài toán khó mà chỉ

một nhóm các nghệ sĩ tâm đắc với nghệ

thuật truyền thống này thì khó tìm được

lời giải.

Ngọc Mai

Nghệ sĩ Khương Cường (phải)