19
đây là bộ ảnh “lớn tuổi nhất” trong triển
lãm lần này. Anh cũng là người gắn bó
với chương trình
S-Việt Nam
trong nhiều
năm, khi thì trong vai trò hướng dẫn viên,
lúc lại là cố vấn nhiệt tình và tin cậy của
các nhóm sản xuất. Với anh, chụp ảnh là
một cuộc gặp gỡ. Giữa vũ trụ bao la này,
người ta gặp lại quê hương mình; giữa
hành trình cuộc sống luôn tất bật và nhanh
đến chóng mặt của công nghệ thời nay,
người ta gặp nhau. Anh tâm sự: “ Được
đi, được chụp ảnh, tôi nhận ra quê hương
của mình rất đẹp. Mỗi chuyến đi là một
lần tình yêu quê hương được tô đậm thêm.
Tôi yêu quê mình, yêu phong cảnh thiên
nhiên mộc mạc và gần gụi, yêu những con
người lao động chân chất, chịu thương,
chịu khó. Tôi đã được gặp, được sống
cùng với họ, được nhận và sẻ chia với rất
nhiều bạn bè ở khắp nơi. Tôi rất
hạnh phúc!”.
Đồng cảm với Trần Năm Thương, tác
giả Ngô Huy Hòa cũng có niềm cảm hứng
bất tận về các điểm cực và đỉnh của Tổ
quốc. Với anh, lãnh thổ đất liền của Việt
Nam có địa hình vô cùng đa dạng, được
đánh dấu bởi bốn cực: Đông, Tây, Nam,
Bắc và đỉnh Fansipan hùng vĩ. Khám phá
những địa điểm này luôn là khao khát
mãnh liệt của rất nhiều thanh niên Việt
Nam. Anh luôn nghĩ rằng, nếu muốn hiểu
rõ thứ gì thì đều phải biết được những
cạnh gai góc nhất của nó. Với đất nước
Việt Nam, đó chính là những điểm cực
miền biên viễn xa xôi và những đỉnh núi
cao quanh năm mây phủ. Mỗi vùng miền,
mỗi điểm anh đến đều có nét đặc trưng về
phong cảnh, tập tục, văn hóa ẩm thực, con
người. Sự khác biệt ấy khiến anh nhận ra
rằng, mỗi vùng đất mình đi qua là những
mảnh ghép tình yêu đất nước mà anh đang
tìm kiếm và lấp đầy trong trái tim. Khi
“chạm” vào từng góc cạnh của đất nước,
anh cảm nhận được tình yêu đối với mảnh
đất tươi đẹp này và anh muốn truyền tình
yêu đó đến không chỉ giới trẻ mà với tất
cả những ai từng biết đến Việt Nam - quê
hương chúng tôi.
Còn tác giả Lê Thế Thắng
(Nghệ
danh: Thắng Sói), sau khi tốt nghiệp Đại
học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, với
niềm đam mê nhiếp ảnh, anh đã rong ruổi
khắp nơi để ghi lại những khoảnh khắc
chân thực về phong cảnh và con người
Việt Nam. Đặc biệt, anh có sở thích chụp
những bức ảnh từ trên cao. Lê Thế Thắng
là một trong những nhiếp ảnh gia đã song
hành cùng chương trình
S-Việt Nam
từ
những số phát sóng đầu tiên. Anh cũng
chính là người khởi động dự án phim
Việt
Nam nhìn từ bầu trời
vốn gây ấn tượng
mạnh mẽ trong cộng đồng thời gian qua.
Bộ ảnh mang đến cho người xem cái nhìn
bao quát và lạ mắt về những di sản, cảnh
đẹp nổi tiếng trên khắp đất nước Việt
Nam. “Mong muốn của tôi là được nhìn
thấy và chụp lại mọi thứ từ trên cao, điều
mà tôi từng tưởng tượng và hình dung.
Nhìn từ trên cao, mọi khung cảnh đều đẹp,
bao quát và rõ nét hơn. Điều quan trọng
là nó mang lại cảm giác lạ, không chỉ cho
bản thân tôi mà cho chính cả những người
dân ở nơi mà tôi đến. Tôi không nhớ mình
đã đi qua bao nhiêu tỉnh thành nhưng có
lẽ vẫn còn nhiều vùng đất đang chờ tôi đặt
chân tới. Mong muốn của tôi là được đến
nhiều vùng miền, khắc họa nét đặc trưng
về văn hóa, di sản, phong cảnh của những
nơi đó từ trên cao” - Anh chia sẻ.
70 bức ảnh có mặt trong triển lãm là
70 khoảnh khắc diệu kì mà bốn tác giả
đã chạm tới với những chuyến dọc ngang
cùng
S-Việt Nam
trên khắp mọi miền Tổ
quốc. Những bức ảnh được đặt cạnh nhau,
khi tương đồng khi tương phản hàm ý so
sánh để qua đó khán giả có thể hiểu Việt
Nam ở những góc nhìn, vẻ đẹp khác nhau.
Hà My
Ảnh: Lê Thế Thắng
Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Ảnh: Trần Năm Thương