55
Điều hành kênh Truyền hình Quốc gia
VTV9 quyết định đưa vào sản xuất
phục vụ khán giả.
Chuyện bác Ba Phi là những câu
chuyện dân gian được truyền miệng.
Cùng một câu chuyện nhưng qua
cách kể của mỗi người sẽ có sự thêm
thắt, sáng tạo khác nhau. Do vậy,
trước khi thực hiện chuyên mục, chọn
lọc những câu chuyện để dàn dựng
thành tiểu phẩm, ekip cũng đã có
quá trình nghiên cứu, trao đổi với các
nhà văn, nhà nghiên cứu văn nghệ
dân gian ở vùng đất Nam bộ, gặp
gỡ người thân trong gia đình nghệ
nhân dân gian Nguyễn Long Phi ở Cà
Mau, cũng như những người tham
gia kháng chiến có quá trình công tác,
tiếp xúc, gần gũi với gia đình nghệ
nhân để qua đó hiểu về nhân vật cũng
như xuất xứ của những câu chuyện.
Trên cơ sở đó, mọi người chọn lọc lại,
chuyển soạn sao cho phù hợp với tiêu
chí của chương trình.
Theo format chuyên mục
Chuyện
bác Ba Phi xưa và nay,
ngoài phần
giới thiệu, dẫn chuyện của MC là một
clip ngắn với những thông tin liên
quan đến những câu chuyện bác Ba
Phi và nghệ nhân dân gian Nguyễn
Long Phi, bên cạnh đó là phần tương
tác với khách mời gắn với nội dung
tiểu phẩm ở mỗi số phát sóng. Phần
dẫn chuyện, tương tác với nhân vật
khách mời được thực hiện ngoại
cảnh. Riêng việc ghi hình tiểu phẩm
được thực hiện tại trường quay S1
của Trung tâm Truyền hình Việt Nam
tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, để
thêm phần sống động cho các tiểu
phẩm, dựa trên các tình huống trong
câu chuyện, ekip còn làm đồ họa thực
hiện thêm một số cảnh quay 3D để
minh họa.
Những chuyện
chưa kể trên sóng
Để thuận lợi cho các nghệ sĩ, mỗi
đợt quay tiểu phẩm thực hiện từ 4 đến
5 số. Trước mỗi đợt ghi hình, các tiểu
phẩm đã được duyệt sẽ chuyển đến
nghệ sĩ Trung Dân. Không chỉ đóng
vai bác Ba Phi mà anh còn là đạo diễn
của các tiểu phẩm này và chịu trách
nhiệm tìm kiếm nghệ sĩ phù hợp cho
vở diễn. Các nghệ sĩ luyện tập tiểu
phẩm ở TP.HCM và sau đó di chuyển
xuống TP.Cần Thơ trước ngày ghi
hình.
Từ nhiều năm nay, nghệ sĩ Trung
Dân đã gắn bó với Trung tâm THVN
tại Cần Thơ trong các chuyên mục từ
giải trí đến truyền hình trực tiếp chuyên
đề. Bằng sự từng trải, vốn sống và
kinh nghiệm làm nghề nghiêm túc, khi
vào công việc mọi người đều rất yêu
quý anh. Vì thế anh là lựa chọn hàng
đầu cho nhân vật bác Ba Phi. Bằng
tài năng và sự sáng tạo, anh đã tạo
nên hình ảnh bác Ba Phi sống động
trong các tiểu phẩm, mang lại tiếng
cười sảng khoái cho khán giả. Cách
diễn và thoại của nghệ sĩ Trung Dân
rất tự nhiên, mộc mạc, duyên dáng,
tạo sự gần gũi với khán giả trên sân
khấu cũng như truyền hình. Ở hậu
trường chương trình, nghệ sĩ Trung
Dân cũng luôn là người có rất nhiều
năng lượng, vui vẻ, góp phần tạo
không khí rộn ràng cho phim trường
để mọi người làm việc nhanh và tốt
hơn.
Sau 5 tháng phát sóng,
Chuyện
bác Ba Phi xưa và nay
nhận được rất
nhiều sự ủng hộ của khán giả. Đạo
diễn Thế Long là tác giả kịch bản,
biên tập và đạo diễn chương trình
chia sẻ: “Quá trình tiếp cận với kho
tàng những câu chuyện bác Ba Phi,
tôi thật sự thán phục trí tưởng tượng
hết sức phong phú của các bậc tiền
nhân. Họ thể hiện được ước mơ,
khát khao cháy bỏng trong công cuộc
chinh phục thiên nhiên, bảo vệ thành
quả lao động của chính mình. Chính
vì vậy mà những câu chuyện về bác
Ba Phi có sức lan tỏa rất lớn trong
cộng đồng. Chúng tôi đã nhận được
nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ khán
giả, trong đó có cả khán giả đang sinh
sống ở nước ngoài. Đặc biệt là những
khán giả quê gốc ở Cà Mau rất quan
tâm, yêu thích. Đó chính là nguồn
động viên rất lớn đối với tôi và các
đồng nghiệp trong ekip thực hiện”.
Lưu Phương
Đạo diễn Thế Long nhận giải format chương trình
trong cuộc thi Ý tưởng VTV9 năm 2017
MC Kỳ Hương và khách mời