Previous Page  5 / 91 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 91 Next Page
Page Background

5

về một ca ghép tạng đặc biệt. Và phải

đến gần 12 giờ đêm hôm đó, ekip phóng

viên mới may mắn nhận được sự chấp

thuận của Trung tâm Điều phối ghép

tạng Quốc gia, Bệnh viện Việt Đức,

Bệnh viện Trung ương Huế, và Hãng

hàng không Quốc gia Việt Nam cho

phép tiếp cận và ghi hình toàn bộ hành

trình ghép tạng đặc biệt này. Đây là tiền

lệ chưa từng có và cũng là lần đầu tiên

tại Việt Nam, một đơn vị truyền thông

chính thống được phép thực

hiện phóng sự về một ca điều

phối tạng.

Vào lúc 4 giờ 30 phút ngày

18/5, phóng viên Khuất Minh và

quay phim Tô Dũng của Ban Thời sự có

mặt tại Trung tâm Điều phối Ghép tạng

Quốc gia, Bệnh viện Việt Đức để sẵn

sàng cho hành trình ghi lại toàn bộ quá

trình vận chuyển trái tim hiến tặng từ Hà

Nội, cấy ghép cho bệnh nhân bị suy tim

tại Huế.

 Theo các bác sĩ, thời gian ghép tim

có hiệu quả tốt tối đa là 6 tiếng đồng hồ

từ khi tim được lấy từ người hiến tạng,

trong đó thời gian vàng là 4 tiếng. Quá

trình kéo dài càng lâu, khả năng thành

công càng thấp. Bởi vậy, mọi công đoạn

phức tạp của ca mổ đều được đội ngũ

bác sĩ tập trung cao độ, thần tốc. Theo

quy định của phòng mổ, toàn bộ kíp mổ

và các phóng viên có mặt đều phải đảm

bảo vô trùng nhằm giảm tối đa nguy cơ

nhiễm trùng phẫu thuật. Chiếc máy

quay phim chuyên dụng, bởi vậy, cũng

được vệ sinh và khử trùng trước khi

đem vào phòng mổ. Quay phim Tô

Dũng nhớ lại, không khí trong phòng mổ

tại cầu Hà Nội khá trầm lắng. Trước khi

tiến hành lấy tạng từ nam thanh niên

chết não, toàn ekip bác sĩ đã dành một

phút mặc niệm để tri ân bệnh nhân hiến

tạng. Sau giây phút xúc động và thiêng

liêng đó, kíp mổ đã chạy đua với thời

gian để kịp thời hồi sinh cuộc sống cho

trái tim.

 8 giờ 40 phút, tất cả tạm thở phào

nhẹ nhõm khi ca phẫu thuật thành công,

đội ngũ bác sĩ gấp rút ra sân bay để kịp

di chuyển vào Huế. Toàn bộ quãng thời

gian của ca ghép tim này hoàn toàn

giống các nước tiên tiến ở châu Âu và

Bắc Mỹ, tuy nhiên, thay vì được chuyên

chở trên những máy bay chuyên dụng,

phục vụ cho công tác ghép tạng thì trái

tim ghép tạng vẫn được chuyên chở

trên máy bay cùng hành khách. Việc

chạy đua với thời gian đòi hỏi các bên

liên quan tính toán chính xác và nhịp

nhàng trong công tác vận chuyển giữa

cả nơi lấy và nơi nhận tạng.

 Để kịp thời mang trái tim đến với

người bệnh đang mong mỏi tại Huế,

chuyến bay mang số hiệu VN1543 Hà

Nội - Huế đã được chấp thuận khởi

hành chậm 30 phút. 9 giờ 15 phút, tại

sân bay Nội Bài, đoàn bác sĩ đã nhận

được sự phối hợp và hỗ trợ từ bộ phận

phục vụ mặt đất, điều hành chuyến bay,

phi công của Vietnam Airlines. Tất cả

mọi thủ tục được hoàn tất vỏn vẹn trong

10 phút. Chuyến bay khởi hành suôn

sẻ, mang theo niềm hi vọng về sự sống

mới đến với bệnh nhân đang mong chờ

khắc khoải sự sống từng phút.

 Máy bay hạ cánh xuống sân bay

Huế vào lúc 10 giờ 15 phút. Tại Huế, xe

cấp cứu đã túc trực, các đơn vị phục vụ

đã sẵn sàng để đón đoàn khi máy bay

hạ cánh. Trước đó, Bệnh viện Trung

ương Huế đã chuẩn bị sẵn sàng kíp mổ

ca phẫu thuật có thể tiến hành sớm nhất

có thể, đảm bảo thời gian bảo quản tối

đa là 6 tiếng kể từ khi lấy ra khỏi cơ thể

người bệnh chết não. Đúng 10 giờ 55

phút, trái tim được chuyển về đến Bệnh

viện Trung ương Huế, ca phẫu thuật

ghép tim được thực hiện ngay lập tức.

Vậy là thời gian vàng để vận chuyển

tạng đến với bệnh nhân cần ghép chỉ

diệp chi

(Xem tiếp trang 6)

Vận chuyển trái tim hiến tạng

từ Hà Nội vào Huế

Không khí căng thẳng tại phòng mổ

bệnh viện Trung ương Huế

 VTV là đơn vị truyền thông

đầu tiên và duy nhất tại Việt

Nam được phép tiếp cận và

ghi hình toàn bộ hành trình

thực hiện một ca điều phối

tạng giữa hai tỉnh thành phố

cách nhau hàng ngàn cây

số. Đài THVN cũng là đơn vị

nắm giữ bản quyền của toàn

bộ hình ảnh phóng sự

Hành

trình đưa trái tim đến với

sự sống. 

Tài sản vô giá trên chuyến bay mang số hiệu

VN1543 Hà Nội - Huế