19
Mỗi trích đoạn được quay hai lần để chọn
lần thi tốt nhất gửi đến ban giám khảo.
Bất ngờ đến từ thí sinh
Ở hai mùa trước, ban tổ chức chương
trình đã phải “làm nóng” không khí bằng
cách mời những giọng ca đến từ các câu
lạc bộ đờn ca tài tử không chuyên, những
nghệ sĩ cải lương bỏ nghề lâu năm… đến
tham gia tranh tài. Tuy nhiên, sức hút
của
Ai rành 6 câu
ngày càng được nhân
rộng hơn khi số lượng thí sinh ứng tuyển
năm nay gấp 5 lần những mùa trước. Bên
cạnh đó, lượng thí sinh tham gia gửi clip
cho trang fanpage của chương trình trên
mạng xã hội Facebook cũng tăng vọt,
chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của
chương trình.
Trong mùa thi thứ ba này, mỗi thí
sinh đều có một câu chuyện xúc động về
tình yêu với cải lương. Họ đến từ những
địa phương khác nhau, đa dạng về tuổi
tác, nghề nghiệp, tính cách… nhưng đều
có chung một niềm đam mê với nghệ
thuật sân khấu truyền thống. Dù cách
diễn còn non nớt, dù lời ca còn chưa thật
trau chuốt, đúng nhịp… nhưng họ đều
cố gắng hết sức. Những nghệ sĩ chuyên
nghiệp cần có nhiều tháng để nghiên cứu
tâm lí nhân vật, tập luyện và trình diễn
một vở diễn vài tiếng thì mới thể hiện
trọn vẹn được một nhân vật sống động
trên sân khấu. Còn ở đây, thí sinh chỉ có
thời gian tập rất ngắn và tham gia trong
trích đoạn vài phút. Vì thế, những nỗ lực
của họ rất đáng ghi nhận. Bên cạnh việc
thi cử, họ vẫn phải tiếp tục mưu sinh
hàng ngày và chăm sóc gia đình. Nhiều
thí sinh tiết lộ, họ phải tranh thủ thời gian
nghỉ trưa hoặc ngủ muộn hơn để tự tập
trong phòng đóng kín cửa vì ngại người
thân hay hàng xóm tưởng mình… có vấn
đề về tâm lí khi đứng trước gương khóc,
cười, ca hát.
Theo chia sẻ của rất nhiều thí sinh, dù
hiện nay có nhiều loại hình giải trí hiện
đại nhưng nghệ thuật cải lương đã thấm
vào máu của họ từ những ngày còn thơ
bé. Khi được sống trong môi trường luôn
tràn ngập những điệu ca, lời hát… thì
tâm hồn của họ cũng trở nên nhẹ nhàng,
thư thái hơn. Vì thế, thí sinh Tú Tri đến
từ An Giang mới 19 tuổi nhưng lại muốn
đi theo con đường cải lương chuyên
nghiệp. Sau khi tốt nghiệp PTTH, Tú Tri
một mình lên thành phố phụ bán trà sữa
để kiếm tiền nuôi ước mơ theo học ĐH
Sân khấu điện ảnh TP.HCM, Khoa Cải
lương. Với nhan sắc và giọng hát trời
phú, rất nhiều người khuyên Tú Tri nên
theo học diễn viên điện ảnh nhưng cô
tâm sự: “Tôi thích cải lương từ lúc còn
nhỏ xíu. Cha tôi vốn mê đờn ca tài tử
nên khoảng năm lớp 3 là tôi đã được cha
cho thử hát. Tôi thấy cải lương rất hay và
được cha mẹ ủng hộ nên quyết tâm theo
đuổi lâu dài”.
Ban giám khảo của chương trình là
NSƯT Lê Thiện, nghệ sĩ Bạch Long và
NSƯT Quế Trân nhiều lần không kiềm
chế được cảm xúc khi nghe chia sẻ của
các thí sinh về tình yêu cải lương, quá
trình vượt qua bản thân khi đến với cuộc
thi. Những tình cảm trong sáng, vô tư,
tha thiết với cải lương của khán giả chính
là nguồn động lực cho các nghệ sĩ tiếp
tục lao động hăng say hơn để gìn giữ loại
hình nghệ thuật truyền thống này.
Lưu Phương
Nhờ có chương trình
Ai rành 6 câu
mà
các nghệ sĩ và khán giả có dịp gần
gũi, tương tác nhiều hơn, để hiểu hơn
về mạch nguồn tình cảm dành cho cải
lương vẫn âm ỉ chảy trôi trong cuộc
sống đời thường.
Phần thi trích đoạn Nửa bản tình ca của thí sinh Thanh Đào
Trích đoạn Lỡ bước sang ngang với sự hỗ trợ của nghệ sĩ Khánh Tuấn
Các nghệ sĩ trợ diễn trích đoạn Nửa bản tình ca