Table of Contents Table of Contents
Previous Page  28 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 28 / 92 Next Page
Page Background

28

VĂN HÓA & GIẢI TRÍ

Đã rất lâu không thấy chị xuất

hiện trên màn ảnh cũng như trong

các bộ phim truyền hình. Thời gian

gần đây, sau khi “ở ẩn” một thời gian

dài, chị trở lại với hai bộ phim:

Xin

chào, người lạ ơi!

Những cô gái

trong thành phố.

Phải chăng, niềm

đam mê với nghề diễn của chị không

thể mờ phai cùng năm tháng?

Đối với tôi, nghề diễn là đam mê và

tôi luôn khao khát một vai diễn để đời.

Tôi nhận lời tham gia hai bộ phim này

bởi kịch bản hay và thích cách làm việc

của các đạo diễn trẻ bây giờ.

Những cô

gái trong thành phố

xoay quanh tình yêu

và số phận của những cô gái trẻ bỏ quê

nghèo lên thành phố kiếm kế mưu sinh

nhưng gặp vô vàn cạm bẫy. Những

người không cùng máu mủ, huyết thống

vẫn có thể đùm bọc và sẻ chia với nhau

trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Còn

Xin chào người lạ ơi

của đạo diễn

Trịnh Lê Phong lại là câu chuyện ấm áp,

xúc động về tình mẹ con, tình yêu đôi

lứa và tình cảm của những người ở tuổi

xế chiều. Thực sự cảm ơn các đạo diễn

của VTV đã cho tôi được trở lại, thức

tỉnh niềm đam mê của mình.

Đến với điện ảnh, chị có nghĩ

rằng, phải chăng số phận đã an bài

cho mình?

Có lẽ rất đúng khi cái nghiệp nó chọn

mình. Cuộc đời này là những chuỗi lựa

chọn. Nếu chọn sai, chúng ta sẽ không

có đam mê, đặc biệt là nghệ thuật. Thứ

duy nhất bạn có thể kiểm soát chính là

những quyết định của bạn. Làm theo

những cái nhiều người làm không có

nghĩa là bạn sẽ thành công được như

họ. Không phải cứ có năng khiếu, thông

minh thì sẽ trở thành một nghệ sĩ xuất

chúng. Điều đó còn được đánh giá qua

rất nhiều yếu tố. Nhưng khi nghiệp đã

chọn mình thì đó sẽ là cơ hội để bạn

hướng tới tương lai và mục đích.

Là người Hà Nội, vóc dáng,

gương mặt thần thái toát lên vẻ đài

các nhưng chị luôn được các đạo

diễn giao cho những vai chân lấm,

tay bùn, ít được ăn mặc đẹp, ít cười ít

thoại... Chị có bao giờ chạnh lòng?

Có rất nhiều khán giả thắc mắc về

những vai diễn trái ngược với con

người thực của tôi. Một tiểu thư Hà

thành lại rất có duyên với các nhân vật

có số phận đau khổ, bất hạnh. Mỗi

mảnh đời tôi hóa thân là một nỗi buồn

mênh mang, nhưng tôi thực sự rất tâm

đắc với các vai của mình dù chỉ là

thoáng qua. Bởi tôi thích và muốn thể

hiện đủ cung bậc của cảm xúc. Tôi rất

ấn tượng với đôi mắt của người nghệ sĩ

khi thể hiện vai diễn. Nó phải có hồn.

Nội tâm càng giằng xé, day dứt càng

hấp dẫn tôi, và đó cũng có lẽ là khả

năng diễn xuất tốt của mình.

Chị đã từng chia sẻ, mình là

người có duyên nhưng chưa có phận

với điện ảnh. Duyên theo tôi hiểu là

chị đã chạm vào nó, còn phận,

phải chăng mỗi nghệ sĩ còn cần sự

may mắn?

Bạn nói đúng. Bên cạnh cái gọi là

may mắn còn là sự liều lĩnh nữa. Tôi

không quá vui nếu khách đến uống cà

phê còn nhận ra chị Út Tịch một thời

vang bóng. Nhưng cũng chẳng quá

buồn nếu có vị khách hách dịch gác

chân lên ghế nói trống không: “Cho cốc

cà phê!” bởi đấy là con đường tôi đã

chấp nhận lựa chọn. Tôi bằng lòng với

tất cả điều đó.

Chị vừa nhắc tới vai Út Tịch.

Dường như đây là một vai diễn có

nhiều kí ức đẹp trong cuộc đời làm

nghề của chị. Chị có thể chia sẻ

một chút khoảnh khắc đẹp ấy với

độc giả?

Chị Út Tịch trong

Mẹ vắng nhà

của

đạo diễn Trần Khánh Dư là một vai diễn

để đời của tôi. Bộ phim đã giành giải

Bông sen Vàng ở LHP Việt Nam lần thứ

5 và giải Lọ hoa pha lê tại LHP Quốc tế

Karlovy Vary vào năm 1980. Năm đó, tôi

NSƯT Ngọc Thu

VẪN SAY NGHỀ

CÓ NGƯỜI CHO RẰNG, CHỪNG

NÀO ĐIỆN ẢNH DÂN TỘC VẪN CÒN

CẦN ĐẾN MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC TRƯNG,

ĐẬM CHẤT VIỆT THÌ CHỪNG ĐÓ

VẪN CÒN LÍ DO ĐỂ CHỜ ĐỢI

NHỮNG VAI DIỄN CỦA NSƯT NGỌC

THU. ĐÓ LÀ PHONG CÁCH GẦN

NHƯ GẮN BÓ VỚI CHỊ SUỐT CẢ

QUÃNG ĐỜI LÀM NGHỆ THUẬT.