11
thác nhiều. Có thể rất nhiều độc giả chưa
biết rằng, nhà báo Tạ Bích Loan sinh
năm 1968. Chị đã chủ động đảm nhận
vai trò dẫn chương trình - một công việc
quá nặng, đòi hỏi khả năng cầm trịch,
đối thoại rất vững nghề trước số lượng
khách mời khá đông đảo, đa dạng. Có
những người do thói quen của công việc
bí mật, họ không dễ chia sẻ trước công
chúng. Nhiều người khác, vì thời gian
nửa thế kỉ đã lấy đi sức khỏe, sự minh
mẫn nên ở cương vị người dẫn, nhà báo
Tạ Bích Loan đã khéo léo giữ cho ý
tưởng của chương trình được thông suốt
qua hàng chục giờ đồng hồ làm việc
căng thẳng tại trường quay cũng như các
địa điểm ghi hình.
“Chiếc áo”
nghệ thuật công phu
Nhà báo Vũ Thanh Hường tiết lộ,
Đường chúng ta đi
là chương trình được
các họa sĩ, chuyên viên thiết kế của
Trung tâm Mỹ thuật VTV thực hiện bối
cảnh, sân khấu rất công phu dù chỉ có
khoảng thời gian làm việc khá gấp gáp
(chừng một tuần lễ). Vừa phục dựng một
cách kĩ lưỡng, chân thực đến từng viên
gạch cháy xém, mái tường đổ, những
nắp hầm địa đạo, đụn rơm, chòi gác hay
bộ bàn ghế hệt như 50 năm về trước
nhưng cũng được nâng lên tầm nghệ
thuật qua cách bài trí, sắp đặt mang tính
biểu tượng cao khiến các khách mời đại
diện cho những lực lượng vũ trang khác
nhau như được sống trọn trong không
gian quen thuộc, gần gũi với mình ở thời
khắc lịch sử.
Cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968 diễn ra trong những
ngày Tết đã cận kề, nên sắc xuân, không
khí đón Tết của thời đó cũng tràn ngập
trường quay. Có điều, đó là một cái Tết
đặc biệt, chuẩn bị cho trận đánh lớn, cho
ngày quật khởi.
Đường chúng ta đi
dành
nhiều thời lượng, nhân vật để cùng trả
lời câu hỏi: Tại sao lại chọn một thời
điểm như vậy để đánh lớn, đồng thời
cùng nhìn lại những diễn biến dồn dập
trên những nẻo đường: đường Trường
Sơn, đường mòn trên biển, đường dưới
lòng đất… dẫn tới chiến dịch. Giữ vai
trò dẫn nối cho câu chuyện là những tiết
mục nghệ thuật được chọn lựa kĩ càng
trong gia tài âm nhạc Việt Nam. Có lẽ
đây là lần đầu tiên khán giả truyền hình
được thưởng thức màn phục dựng tiết
mục
Tiếng trống hào hùng
của phong
trào cách mạng sinh viên thời kì đó.
Trong số rất nhiều màn biểu diễn minh
họa của chương trình,
Bài ca không quên
có sử dụng dàn hợp xướng hát và kí hiệu
câm điếc như một lời nhắn nhủ rằng, dân
tộc sẽ “không thể nào quên” những mất
mát đau thương vẫn còn đang hiện hữu
với di chứng của chiến tranh. Tám tiết
mục nghệ thuật được biên đạo Tấn Lộc
dàn dựng như 8 câu chuyện, gợi nhớ,
tri ân các lực lượng vũ trang được xâu
chuỗi bằng tinh thần biết ơn và niềm tự
hào về một thời “đường chúng ta đi”.
Chương trình phát sóng lúc 20h ngày
20/2 (tức mùng 5 Tết) trên VTV1 với sự
tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ: Hồng
Nhung, Đăng Dương, Tùng Dương, Đức
Tuấn, Võ Hạ Trâm, nhóm Mắt Ngọc,
Hà Okio…
Hoàng Hường
Nhà báo Tạ Bích Loan trò chuyện cùng
các nhân vật lịch sử đã tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968
Hai nhân vật huyền thoại của làng tình báo
Việt Nam: Tám Thảo và Tư Cang
Các phóng viên VTV làm việc
cùng ông Bob Judson tại Mỹ
Tiết mục biểu diễn ca khúc
Give Peace a Chance của Hà Okio