5
Những “chiến sĩ” thầm lặng
Đương đầu với khó khăn, nguy hiểm,
thậm chí bị đe dọa đến tính mạng nhưng
các phóng viên điều tra của VTV vẫn âm
thầm từng ngày dấn thân để có những tác
phẩm hay và có ích cho xã hội. Và con đường
đến với sự thật chưa khi nào dễ dàng.
Cách đây không lâu, phóng sự
Biến
tướng kinh doanh đa cấp
đã vinh dự giành
giải A - Giải báo chí Quốc gia lần thứ
10 - 2015. Đây là một tác phẩm được cô
đọng từ hơn 40 phóng sự về đa cấp biến
tướng tại Việt Nam do tập thể phóng viên
VTV24 thực hiện. Khi những người thực
hiện hân hoan vì được giới chuyên môn
và công chúng ghi nhận cũng là lúc những
câu chuyện hậu trường mới được nói đến
trên mặt báo. Vẫn còn đó hình ảnh phóng
viên Nguyễn Tùng bị nhóm người xăm trổ
đầy mình chặn đầu xe để đe dọa, giam giữ
anh trong trụ sở công ty; Huy Hoàng, Thúy
Lan bị lén chụp ảnh và bị đe dọa đánh đập;
hay Bạch Hoàn bị những nắm đấm giơ
ngay trước mặt... Có thời điểm, nhiều đối
tượng lạ mặt rình rập, túc trực trước cổng
cơ quan để “săn” bằng được phóng viên.
Có khi hàng tháng trời, các phóng viên phải
di chuyển bằng taxi, đi làm một cổng, ra
về cổng khác. Mọi việc đáng ngại đến mức
lãnh đạo Trung tâm Tin tức VTV24 phải
gửi công văn yêu cầu phía cơ quan công an
hỗ trợ bảo vệ an toàn cho các phóng viên.
Từng ngày, từng giờ, nhiều phóng viên
điều tra của VTV không quản gian nan lên
rừng, xuống biển, lặn lội vào tận hang ổ tội
phạm để đưa sự thật ra ánh sáng. Để thu
thập được bằng chứng chống lại các hành
vi vi phạm pháp luật, từ ma túy, mại dâm,
cướp của, giết người, đến tham nhũng, hối
lộ..., họ phải dấn thân trên một mặt trận
vô cùng cam go. Trong quá trình nhập vai
lấy thông tin, phóng viên luôn phải đối mặt
với nguy cơ bị đối tượng điều tra phát hiện
và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Phóng viên Tùng Hải (VTV24) chia sẻ, bí
quyết để thực hiện phóng sự thành công đôi
lúc “phải quên mình là nhà báo”, hóa thân
thành những người “cùng hội cùng thuyền”
với nhân vật.
Phóng viên Anh Tuấn chia sẻ về quá
trình thực hiện loạt phóng sự về mại dâm
trẻ em nam: “Phải vô cùng khó khăn chúng
tôi mới tiếp cận được những kẻ đồng tính
môi giới mại dâm trẻ em nam. Tôi, quay
phim Phùng Định và phóng viên Nguyễn
Tùng đã phải hóa thân thành những người
đồng tính. Chỉ cần sơ xuất nhỏ là chúng tôi
có thể bị phát hiện và bị hành xử theo luật
giang hồ”. Sau khi phóng sự lên sóng, tạo
hiệu ứng tích cực trong dư luận, bọn tội
phạm đã liên tiếp khủng bố, đe dọa
Anh Tuấn và các đồng nghiệp. Ngay cả khi
lên hình, chia sẻ cùng công chúng những
câu chuyện tác nghiệp, anh cũng phải ngồi
trong bóng tối để tránh bị tội phạm
nhận mặt.
Phóng viên Liên Liên (Ban Thời sự) vào
nghề được gần 10 năm thì cũng là từng ấy
năm chị theo đuổi thể loại phóng sự điều tra.
Chị xác định, khi làm về những vấn đề gai
góc thì cũng đồng nghĩa sẽ phải luôn đối mặt
với những rủi ro, nguy hiểm. Ngay từ khi
bước vào nghề, thực hiện những phóng sự
đầu tiên, Liên Liên bắt đầu nhận được những
cuộc gọi đe dọa. Cô chia sẻ: “Có lần, chỉ
khoảng 1 tiếng sau khi phóng sự được phát
sóng đã có người gọi điện đọc địa chỉ nhà
mình, thông tin về mình rồi dọa sẽ giết”. Thời
kỳ đầu khi bước vào nghề, do chưa va chạm
nhiều nên sức chịu đựng chưa được tốt, đôi
khi Liên Liên bị áp lực đe dọa từ rất nhiều
phía nên cô phải uống thuốc an thần mới có
thể ngủ được. Lăn lộn với nghề, thực hiện
nhiều phóng sự nóng, có sức chiến đấu cao
thể hiện sự sắc sảo, bản lĩnh của phóng viên
điều tra, Liên Liên tâm niệm: “Muốn bảo vệ
(Xem tiếp trang 6)
Hà Cẩm - An Khê - Yến Trang
Phóng viên truyền hình
Ngọn lửa đam mê
và dấn thân
Ngọn lửa đam mê đã được nhen
nhóm, tiếp nối qua bao thế hệ
những người làm truyền hình
Việt Nam - một ngọn lửa đầy đam
mê, nhiệt huyết… Hơn bao giờ
hết ngọn lửa ấy đang được thổi
bùng lên trong tinh thần làm
nghề của thế hệ những người
trẻ ở VTV hôm nay.
PV VTV tác nghiệp tại bờ biển đảo
Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa
Kỉ niệm 46 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên (7/9/1970 - 7/9/2016)