Previous Page  84 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 84 / 92 Next Page
Page Background

84

VTV

nhỏ

to

Thích chơi

hơn thích học

Ở bậc tiểu học, thậm chí

là cả những năm cấp 2, trẻ

chưa ý thức được việc “học

để làm gì?”. Nhà giáo, nhà

tâm lí học Daria Kalaida của

Nga nhận định, đa số động

cơ thúc đẩy từ bên ngoài đối

với trẻ em đều bắt nguồn từ

sự ép buộc của người lớn.

Điều đó có nghĩa là bọn trẻ

học chỉ bởi vì bị người khác

ép buộc, đe dọa chứ không

vì sự ham thích tìm hiểu cái

mới lạ. Do đó, chúng cảm

thấy học rất khó, làm các bài

tập về nhà một cách chiếu lệ,

làm bài kiểm tra chỉ cốt cho

qua, làm quen với các hoạt

động xã hội cho có. Thường

thì chúng chỉ muốn nghỉ

ngơi, vui chơi, xem tivi, chơi

trò chơi, đi chơi cùng bạn

bè. Đó cũng là lí do mà ngày

càng có nhiều bậc phụ huynh

than phiền về việc con mình

khó tập trung, dễ bị phân tán

tư tưởng và không cảm thấy

hào hứng trong học tập.

“Con nhà mình rất lười

học, trên lớp các cô cũng rất

vất vả vì phải liên tục nhắc

nhở thì con mới làm bài,

không nhắc là con ngồi cắm

bút xuống bàn nghĩ ngợi đi

tận đâu hoặc vẽ bậy ra bàn.

Về nhà mẹ phải kèm cặp vì

không ngồi kèm là con cũng

không học. Cứ vào năm học

là rất mệt mỏi áp lực với vấn

đề học hành của con” - chị

Hoa (Q1) chia sẻ.

Trẻ con thích chơi hơn

thích học là chuyện bình

thường, đặc biệt là khi có

quá nhiều thứ chi phối như:

trò chơi điện tử, ipad, điện

thoại, ti vi… Một

số bậc cha mẹ

thường xuyên

nhấn mạnh

với con

rằng, phải

chịu khó

học thì

mai mốt

mới có một

tương lai tươi

sáng. Điều đó

không có hiệu quả vì ở

lứa tuổi này, các bé chưa ý

thức được “thế nào là tương

lai tươi sáng” cả. Theo nhà

giáo Phạm Toàn, các bậc

cha mẹ không cần luôn luôn

bên cạnh để đốc thúc con

học, bởi vì gốc rễ của học

tập hiệu quả là trẻ phải có

hứng thú.

Tạo hứng thú học

tập cho con

Chuyên

gia giáo dục

người Nhật

Nishimura

Hajime cho

rằng, hứng

thú hay cảm

hứng là “hạt

mầm” đầu tiên

và quan trọng trên

con đường thành công

của mỗi chúng ta chứ không

bó hẹp trong việc học tập

của một đứa trẻ. Theo quan

điểm của ông, sự hào hứng

của trẻ sẽ là “gốc rễ” cho

nhiều đức tính tốt khác phát

triển. Khi trẻ đã có hứng thú

Để con chịu học

Tình trạng con lười học hiện nay rất phổ biến, trở thành nỗi lo của các

bậc phụ huynh. Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, phải hiểu được

con thì cha mẹ mới có phương pháp áp dụng phù hợp. Tuy nhiên, có một

nguyên lí chung, nếu tạo được sự hứng thú thì trẻ sẽ chịu học.