Previous Page  83 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 92 Next Page
Page Background

83

đi học thêm, nhưng không nhiều. Việc

đẩy một số em không có nhu cầu thành

nhu cầu tạo ra bức xúc cho cả xã hội. Vấn

đề đặt ra là phải “cấm ép học sinh đi học

thêm” chứ không phải là cấm dạy thêm.

Học thêm là nhu cầu chính đáng của các

em, dạy thêm cũng là nhu cầu chính đáng

của giáo viên trong khi đồng lương không

đáp ứng được cuộc sống. Quan trọng là

các nhà quản lí phải quản thế nào để việc

dạy thêm và học thêm đi đúng hướng chứ

không phải cứ không quản được thì cấm.

Thay đổi các chính sách

giáo dục

Khi cả học sinh và thầy cô đều có nhu

cầu thì người ta luôn biết tìm ra những

giải pháp linh hoạt để dạy thêm cho bằng

được. Để giải quyết tận gốc vấn đề này,

cần tìm ra lí do vì sao các em học sinh lại

phải đi học thêm. Ở các nước phát triển,

như Mỹ chẳng hạn, tuyệt nhiên không có

việc dạy thêm, học thêm trong trường.

Các trung tâm ôn luyện thi được phép

thành lập và hoạt động với mức học phí

rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu học thêm của

học sinh rất thấp bởi nội dung chương

trình cũng như phương pháp giảng đã tạo

điều kiện cho các em biết cách tư duy

tích cực trong học tập.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khi cả

nước chưa đổi mới cách ra đề thi, phương

pháp dạy và học, chưa giảm tải chương

trình, sĩ số lớp còn đông… thì việc cấm

dạy thêm, học thêm một cách cực đoan

sẽ gây thiệt thòi cho học sinh, làm giảm

chất lượng giáo dục. “Việc cấm dạy thêm,

nghe thì có vẻ mừng cho các cháu, nhưng

với thực trạng đề thi những năm qua,

không học thêm thì làm sao làm bài tốt

được. Kiến thức trong sách giáo khoa chỉ

chiếm 2-3 điểm. Nếu không tự tìm hiểu

hoặc học thêm, học sinh rất khó đỗ đại

học, cao đẳng” - một phụ huynh chia sẻ.

Cô Hằng, giáo viên ở TP HCM, bày tỏ

quan điểm: “Khi thay đổi phương pháp

học và cách ra đề thi, không cần cấm, học

sinh cũng bỏ học thêm”. Đồng tình với

quan điểm trên, Bộ trưởng Phùng Xuân

Nhạ cũng cho rằng, muốn giảm dạy thêm,

học thêm phải có lộ trình mà quan trọng

nhất là thay đổi nội dung chương trình,

sách giáo khoa. Điều học sinh hiện nay

cần là phải tự học, tự tư duy, đeo đuổi vấn

đề đến cùng, luôn có hoài bão ước mơ.

Chỉ khi không hiểu mới cần thầy trợ giúp.

Việc dạy thêm, học thêm tràn lan đang

dẫn tới tình trạng học sinh mất hẳn tính

độc lập, sáng tạo. Theo một nhà xã hội

học người Mỹ, Việt Nam có nhiều học

sinh giỏi các môn như toán học, nhưng

học sinh Việt Nam nói chung còn thiếu

nhiều kĩ năng, từ làm việc nhóm, các kĩ

năng mềm cho tới tư duy phản biện.

Nền giáo dục Việt Nam cần giúp các

em hiểu chính mình, biết sở trường, sở

đoản của mình và giúp các em tìm đúng

đường đi cho cuộc đời mình. Đại học

không phải là con đường duy nhất. Có

em muốn trở thành cử nhân, kĩ sư, bác

sĩ nhưng cũng có nhiều em muốn trở

thành ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, hoặc thợ cắt

tóc, trang điểm, đầu bếp… Điều quan

trọng nhất là để các em làm những điều

mình thích chứ không phải chỉ làm điều

bố mẹ muốn.

Bảo Anh