7
rừng, may cũng tới được nhà nhân vật. Cả
đoàn lại chưng hửng khi mấy em nhỏ cho
biết, bố mẹ đi chăn bò chưa về, vậy là ngồi
đợi. Khi gặp được nhân vật rồi, chủ nhà
nhất quyết làm cơm đãi khách xong mới
ghi hình, mặc cho Hoàng Hải thuyết phục
đủ kiểu. Bữa ăn dọn ra nhưng vì không hợp
khẩu vị nên chị cũng chỉ cầm đũa, nâng lên
đặt xuống giữ lịch sự, không khỏi sốt ruột
vì công việc chưa bắt đầu, trời đã khuya
mà chủ nhà vẫn nhiệt tình mời rượu. Cuối
cùng cũng được đốt đuốc quay tái hiện toàn
bộ câu chuyện từ khi anh bộ đội bị rắn cắn,
được anh chị chủ nhà đi làm rẫy về phát
hiện, cõng đưa về nhà cứu chữa... Khi cả
đoàn đóng máy cũng là lúc đồng hồ điểm
23h đêm. Nhà nhân vật quá chật nên không
thể ngủ lại, cả đoàn lại lầm lụi đội mưa, đi
bộ trở về trong tiết trời rét căm căm…
Còn nhớ, cách đây nhiều năm, khi
thực hiện loạt kí sự dài kì về tài nguyên
rừng Việt Nam (phát trong chương trình
Khoa học và cuộc sống
- kênh VTV2),
BTV Xuân Diệp - Ban Khoa giáo đã được
khám phá hết những cánh rừng trải dài từ
Bắc vào miền Trung, Tây Nguyên. Tôi rất
ấn tượng với các chuyến thám hiểm rừng
Trường Sơn của chị. Những thước phim
được ghi từ mồ hôi, công sức của ê kip
làm chương trình đem đến cho khán giả
một cái nhìn khái quát nhất về động thực
vật và những nguy cơ mà hệ sinh thái của
Trường Sơn đang gặp phải. Và, trong tất
cả các chuyến tác nghiệp trong rừng, Xuân
Diệp luôn là người phụ nữ duy nhất. Đồng
hành với chị là các nhà khoa học, kiểm lâm
viên, quay phim và lái xe. Với chị, ăn rừng,
ngủ rừng là chuyện thường ngày suốt ba
năm trời theo đuổi loạt kí sự. Cũng may,
Xuân Diệp được trời ban cho một sức khỏe
dẻo dai. Nhiều kiểm lâm viên đã trầm trồ
thán phục vì thấy chị đi rừng thiện nghệ
chẳng kém gì dân bản địa và càng ngạc
nhiên khi biết chị là gái Hà Nội. Chuyến đi
ấn tượng của Xuân Diệp trong hành trình
chinh phục đại ngàn Trường Sơn là đến với
bản người A rem nằm tít trong rừng sâu ở
miền Tây Quảng Bình. Lái xe đã phải đánh
vật cả ngày trời với hơn 20 km của đường
20 Quyết Thắng. Đường đèo dốc đầy đá
lởm chởm, trơn trượt, xe ô tô phải bò từng
tí, thỉnh thoảng cả đoàn lại phải hò nhau
xuống dẹp bớt đá hộc để lấy đường cho xe
qua. Có lẽ đoàn làm phim của Xuân Diệp là
một trong số rất ít các nhà báo ghi lại được
những thước phim sống động về cuộc sống
sinh hoạt của bản người A rem, nơi chỉ có
vài chục nóc nhà, cuộc sống gắn chặt với
tự nhiên.
Trong quá trình thực hiện chương trình
Vietnam Discovery
từ năm 2013 đến nay,
phóng viên trẻ Chu Thị Hoài Thu - Ban
Truyền hình Đối ngoại đã từng thực hiện
rất nhiều chương trình ở các vùng núi khác
nhau. Bản thân Hoài Thu là người đam mê
du lịch mạo hiểm, hơn nữa chị thích khám
phá cuộc sống còn lưu giữ nhiều nét văn
hóa truyền thống của người dân bản địa,
sau đó là bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ và
những thử thách khi trèo đèo, lội suối mang
lại. Gần đây, chị và ê kip thực hiện chương
trình
Vietnam Discovery
đã vượt qua một
thử thách hấp dẫn đó là chinh phục dãy núi
Ki Quan San. Ngọn núi có độ cao 3.046m
so với mực nước biển, không phải là ngọn
núi cao nhất Việt Nam nhưng quãng đường
leo dài và có nhiều đoạn trắc trở, cheo leo.
(Xem tiếp trang 8)
hà cẩm
Đạo diễn Việt Hương đang chỉ đạo một
cảnh quay trong phim ca nhạc
PV Hoàng Hải tại điểm cầu truyền hình
đêm giao thừa 2016 ở Đà nẵng
PV Trần Hà tác nghiệp trong bão tuyết
PV Nhật Linh tại
điểm nóng chiến sự Ucraina