Previous Page  6 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 6 / 92 Next Page
Page Background

6

VTV

Điểm

nhấn

trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại

của dân tộc.

Quê hương và mẹ:

Vở diễn đặc biệt

Vở cải lương

Quê hương và mẹ

do

các nghệ sĩ đoàn Cao Văn Lầu thuộc

tỉnh Bạc Liêu biểu diễn là vở diễn đặc

biệt được dàn dựng trong dịp kỉ niệm 43

năm giải phóng miền Nam thống nhất đất

nước. Nội dung vở diễn là câu chuyện

xúc động về những bà mẹ Việt Nam

trong thời kì chiến tranh với nhiều mất

mát, hi sinh thầm lặng. Tuy đứng trước

vô vàn khó khăn phải lo việc nước, việc

nhà nhưng họ vẫn giữ tấm lòng nhân

hậu, thủy chung, góp phần vào công cuộc

chung của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Vở diễn phát sóng 14h ngày 28/4 và

phát lại 9h ngày 1/5 trên kênh VTV9,

VTV9 HD.

Những kỉ vật thiêng liêng

Những kỉ vật thiêng liêng

là phim tài

liệu của đạo diễn Trần Quốc Huy (Trung

tâm PTL & PS) kể về những kỉ vật kháng

chiến. Mỗi kỉ vật là câu chuyện dài,

mang theo quá khứ, hơi thở của thời đại

trong cả giai đoạn dài mà dân tộc ta đã

trải qua trong hai cuộc kháng chiến và

những kỉ vật sống mãi với thời gian, là

quá khứ hào hùng nhưng là cầu nối với

thế hệ tương lai, để nhắc nhở họ về trách

nhiệm với cuộc sống hôm nay. Rất nhiều

kỉ vật trưng bày trong triển lãm tại Bảo

tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gây ấn

tượng và xúc động mạnh cho người xem.

Đó là “Lá cờ Đảng đặc biệt và chân dung

Bác Hồ” tại

lễ kết nạp Đảng diễn ra tại

nhà tù Phú Quốc, có một người lính bị tù

đày đã dũng cảm dùng máu mình để tạo

nên lá cờ Đảng và chân dung Bác Hồ.

“Chuyện 28 năm vọng phu”

là bản viết

tay bài thơ dài 257 câu có tựa đề “Mình

làm dâu quân đội” của bà Vũ Thị Vinh

Hương - phu nhân cố Trung tướng Văn

Cương - nguyên Hiệu trưởng Trường

Sĩ quan Chính trị.

Đó là chiếc mũ sắt

tìm được của một liệt sĩ thuộc Trung

đoàn 209 Sư đoàn 312 hi sinh trong

đêm 26/3/1968 tại Chư-tan Kra, Kon

Tum. Là bản gốc nhiều cuốn nhật kí thời

chiến, trong đó có cuốn

Chuyện đời

, tác

phẩm

Mãi mãi tuổi hai mươi

 của liệt sĩ

Nguyễn Văn Thạc, cuốn “nhật kí bằng

tranh” của họa sĩ Lê Đức Tuấn sau 41

năm lưu lạc trên đất Mỹ đã được trở về

với chủ nhân…

Nhóm PV

Kí ức tháng

4

(Tiếp theo trang 5)

Vở diễn Quê hương và mẹ

Nhơn Tây - người đã binh vận được hơn

20 người lính trở về… Trong số những

nữ anh hùng nơi đất thép Củ Chi đó,

không thể không nhắc tới Võ Thị Mô,

hay còn gọi là Bảy Mô. 15 tuổi, bà tham

gia dân công hỏa tuyến, vận chuyển vũ

khí cho bộ đội, tích cực tham gia ở mọi

lĩnh vực. Bộ đội đánh ở đâu, bà theo đó.

Tháng 12/1966, Võ Thị Mô tham gia đội

nữ du kích Củ Chi, được bầu làm trung

đội trưởng trực tiếp chỉ huy đội nữ du

kích Củ Chi khi mới 19 tuổi. Trong quá

trình chỉ huy đội nữ du kích, đơn vị của

bà đã kết hợp với nhiều đơn vị khác tổ

chức nhiều trận đánh. Hình ảnh người

con gái trẻ đất Củ Chi chiến đấu ngoan

cường, dũng cảm vẫn được lưu giữ sâu

sắc trong tâm trí những người đồng đội

năm xưa, cùng với những nữ đồng đội

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã trở

thành biểu tượng kháng chiến bất khuất

của con người Việt Nam.

Cho bầu trời mãi xanh:

Câu chuyện nhân văn

Bộ phim của đạo diễn Nghiêm Nhan

(Trung tâm PTL &PS) một lần nữa kể

câu chuyện đầy tính nhân văn của người

Việt trong việc đối xử với các phi công

Mỹ thời chiến. Phim bắt đầu từ những

hình ảnh, những câu chuyện của Bác

Hồ trò chuyện với một phi công Mỹ vào

tháng 11/1944 khi Nhật bắn rơi một máy

bay của Mỹ tại rừng núi Cao Bằng. Từ

cuộc trò chuyện đầy tính nhân văn của

Bác đã mở đầu cho những câu chuyện

về cách đối xử với các tù binh phi công

trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ

sau này của quân dân ta. Những người

lính tham gia trực tiếp, những nhân

chứng sống và nhiều kỉ vật chiến tranh đã

được hiện lên đầy đủ và xúc động trong

Cho bầu trời mãi xanh

. Thêm một lần

nữa nói lên tính chính nghĩa, tinh thần vị

tha đầy nhân đạo của nhân dân Việt Nam