11
của cây lá, màu của hòa bình. Nhưng
dù thời gian có trôi qua bao lâu, những
người nữ du kích vẫn không quên nơi
mình đã từng chiến đấu, vượt qua lằn
ranh giữa sự sống và cái chết. Tại khu
di tích địa đạo Củ Chi, bộ phim tài liệu
Nữ du kích Củ Chi
luôn được trình chiếu
để du khách thêm hiểu về cuộc sống
chiến đấu, lao động của nữ du kích Củ
Chi. Khi đó, dưới tài chỉ huy của Bảy
Mô, trận địa Nhuận Đức được giữ vững.
Cách đánh du kích là bám vào lợi thế
địa hình địa vật và yếu tố bất ngờ. Tiếng
tăm Bảy Mô vang khắp chiến khu. Đoàn
phim giải phóng về trận địa quay cảnh
Bảy Mô chiến đấu và dựng thành phim
Nữ du kích Củ Chi
.
Hình ảnh Võ Thị Mô cùng với những
nữ đồng đội trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ đã trở thành biểu tượng
kháng chiến bất khuất của con người
Việt Nam. Hai họa sĩ Huỳnh Phương
Đông và Lê Văn Chương sau khi xem
bộ phim tài liệu
Nữ du kích Củ Chi
đã
xúc động vẽ lại nhiều bức họa du kích
Võ Thị Mô. Những bức họa này được
NXB Giải Phóng đưa vào tập sách kí
họa
Miền Nam Việt Nam - Đất nước
con người
và được gửi sang Liên Xô
(cũ) in ấn hàng triệu bản và phát hành
khắp thế giới. Riêng bức kí họa của họa
sĩ Lê Văn Chương còn được in thành
tem bưu chính.
Khi hành động nhân ái có tác
động mạnh hơn đòn tâm lí chiến
Không chỉ là người nữ du kích vô
cùng can đảm, anh dũng, bà Bảy Mô
còn nổi tiếng khắp thế giới với hành
động tha mạng cho bốn người lính Mỹ.
Câu chuyện tưởng chừng chìm vào bí
mật nếu không có một biến cố. Sau sự
việc đó, một cán bộ du kích đã chạy về
phía địch xin đầu hàng. Ngoài chuyện
khai báo cách bố trí lực lượng chiến
đấu, ông ta còn kể chuyện Bảy Mô tha
mạng bốn lính Mỹ. Một trong bốn người
lính Mỹ đó là Trung úy John Penycate
đã tiếp cận, ghi chép vào sổ tay cá nhân
mẩu chuyện đó như ghi nhận một ân
nghĩa đối với người nữ du kích phía bên
kia chiến tuyến. Từ câu chuyện này,
John Penycate nung nấu tư tưởng chống
đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân
đội Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Sau
đó, câu chuyện John Penycate và ba lính
Mỹ được quân du kích tha mạng lan
khắp các doanh trại Sư đoàn 1, tạo tâm
lí bãi chiến trong sư đoàn.
Cũng chính từ hành động nhân ái
của bà Bảy Mô mà John Penycate đã trở
thành nhà văn và tích cực tham gia vào
làn sóng phản đối chiến tranh mà quân
đội Mỹ gieo rắc ở Việt Nam. Đầu năm
1989, John Penycate liên kết với nhà
báo, đạo diễn truyền hình Tom Mangold
cho xuất bản cuốn sách
The Tunnel
of Cu Chi
(nhà xuất bản Berkly New
York), ca ngợi cuộc chiến đấu chính
nghĩa, nhân văn của nhân dân Việt Nam
qua hình tượng những người du kích Củ
Chi. Trong đó, dành hẳn một chương ca
ngợi nữ du kích Bảy Mô. Cuốn sách trở
thành best seller (sách bán chạy) ở Anh,
Mỹ. Ngay sau đó, lần lượt các nhà xuất
bản Hodder, Stougton (London), Albin
Michel (Paris) tái bản hàng triệu bản.
Giữa năm 1989, John Penycate và
đạo diễn truyền hình nổi tiếng Tom
Mangold trở lại Củ Chi lần nữa với
quyết tâm tìm bằng được bà Bảy Mô.
Sau cả tháng dò hỏi, họ tìm được bà tại
Bệnh viện Tây Ninh. Khi kết thúc cuộc
trò chuyện để quay phim tài liệu, John
Penycate đã muốn giúp bà một số tiền
để xây nhà. Bà Bảy Mô kể lại với các
phóng viên bằng chất giọng mộc mạc:
“Lúc đó dì rất cần tiền nên suy nghĩ lung
lắm. Nhưng sau khi đắn đo suy nghĩ, dì
trả lời rằng: Tôi cần đất nước hòa bình,
không ai xâm lược. Ai xâm lược, tôi sẽ
hô hào con cháu đánh nữa”.
Cùng với nhân dân miền Nam,
những nữ du kích Củ Chi đã làm nên
một huyền thoại trong lòng đất. Huyền
thoại về những con người sẵn sàng
hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc;
những con người cũng sẵn sàng mở
rộng lòng vị tha và trắc ẩn đối với kẻ
thù; những con người khiến cho cuộc
đời này có thêm một bức tranh tươi đẹp
được vẽ bằng cách đối xử giữa người
với người.
Yến Trần
Bà Bảy Mô
Chương viết về du kích Bảy Mô
trong cuốn sách Địa đạo Củ Chi
Các nữ du kích Củ Chi chụp ảnh cùng du khách nước ngoài
Cảnh trong phim