59
THÔNG TIN
G
iữa những nghệ nhân dân gian mà
tôi đã gặp, nghệ nhân Đào Đăng
Của gây ấn tượng nhờ vẻ ngoài
đôn hậu, bình dị, nụ cười tươi,
gương mặt phúc hậu, ánh mắt sáng. Trải qua
nhiều khó khăn thử thách, đến nay ông đã
giúp cho ngôi đền Tam Kỳ Hải Phòng được
nhiều người biết đến.
Sinh ra và lớn lên ở Thái Bình nhưng cái
duyên đã đưa ông đến và gắn bó suốt cuộc
đời với đất Cảng Hải Phòng. Năm 1996, ông
chính thức hoạt động liên tục, làm trưởng
ban quản lý, thủ nhang đồng đền đền Tam
Kỳ, được thừa kế từ cụ Phạm Văn Chủng
và các vị tiền bối. Từ khi còn trẻ, nghệ nhân
Đào Đăng Của đã say mê tìm hiểu văn hóa
tín ngưỡng thờ Mẫu. Quá trình tu dưỡng, rèn
luyện với sự thành tâm, khát vọng vươn tới
cái đẹp cao cả trong tín ngưỡng thờ Mẫu đã
trở thành động lực giúp ông vượt lên khó khăn
trong cuộc sống để thành công. Ông tích cực
tham gia nhiều hoạt động nhân các sự kiện
nghi lễ, tại các đền thờ lớn bằng trách nhiệm
và lòng tâm huyết nhiệt thành với cộng đồng.
Sau đó, được gia đình, đoàn thể ủng hộ, ông
đã giữ chức vụ trưởng ban quản lý, thủ nhang
đồng đền đền Tam Kỳ, phường Cát Dài, quận
Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Khi đó cơ sở vật chất ở đền có khá thô sơ
do ảnh hưởng của chiến tranh, đền chưa hoạt
động rộng rãi. Đến tháng 4/2007 thì đền được
tu sửa lại. Từ khi được nghệ nhân Đào Đăng
Của tiếp nhận đến nay, Đền Tam Kỳ luôn là
nơi diễn ra nhiều hoạt động tâm linh của nhân
dân trong vùng. Chị Trần Thị Yến - một người
dân sống gần khu vực đền cho biết: “Đền Tam
Kỳ có vai trò quan trọng trong đời sống tinh
thần của người dân nơi đây. Vào dịp hội đền
hay những ngày lễ tết, chúng tôi thường lui tới
đền để thắp hương cầu may và tài lộc cho cả
gia đình. Đối với tôi và nhiều người khác, ngôi
đền này mang ý nghĩa tâm linh rất đặc biệt”.
Đền Tam Kỳ là nơi thờ Quan Lớn Đệ Tam
Thoải Phủ, một vị quan lớn trong hệ thống
tín ngưỡng đạo Mẫu. Vị quan này
còn được biết đến với tên Tam
Phủ Vương Quan hay Bơ Phủ
Vương Quan. Tam Phủ ở
đây không chỉ số lượng
mà ý chỉ phủ thứ ba trong
hàng Tứ Phủ. Trước đây
lễ hội chính của đền là
ngày 10-2 âm lịch còn
ngày nay là ngày tiệc
Quan lớn đệ tam 24/6 âm
lịch hàng năm.
Là người trực tiếp được
tiếp xúc với tín ngưỡng văn
hóa thờ Mẫu từ trước, nghệ
nhân Đào Đăng Của hiểu rõ hơn
bao giờ hết những giá trị to lớn về một
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đó
là truyền thống Uống nước nhớ nguồn, truyền
thống Ân trung hiếu nghĩa, tốt đời đẹp đạo của
con dân đời đời gìn giữ và kế thừa của dân tộc
Việt. Đồng thời đó cũng là niềm tự hào thúc
đẩy người nghệ nhân dân gian luôn cố gắng
phát huy tiến triển đạo Mẫu cũng như thể hiện
trách nhiệm của người thủ nhang đồng đền.
Ngoài việc xây dựng, tu bổ đền Tam Kỳ
ngày càng khang trang sạch sẽ ông còn tham
gia rất nhiều các hoạt động từ thiện, cụ thể:
Hàng tháng nuôi 7 cháu cô đơn, tật nguyền tại
phường Cát Dài, quận Lê Chân, Hải Phòng,
Thường xuyên đóng góp theo những kế hoạch
từ thiện của các tổ chức, đoàn thể, đóng góp
xây dựng nghĩa trang liệt sĩ,… Đặc biệt, ông
cùng gia đình còn tích cực tham gia công đức
xây dựng, tôn tạo đình, đền, miếu trên địa bàn
tỉnh, qua đó giữ gìn và phát huy các giá trị di
sản văn hóa lịch sử của địa phương. Mọi việc
làm của ông đều xuất phát từ lòng từ tâm,
hướng thiện với ước nguyện luôn tu tâm, tích
đức làm việc có ích cho đời, góp phần
vào sự nghiệp phát triển bền
vững của đất nước. Ông vẫn
luôn đặt cho mình những
mục tiêu mới gắn với
tâm nguyện cống hiến
hết mình xây dựng
quê hương đất nước
ngày càng giàu đẹp.
Ông tâm sự đầy
xúc động: “Tôi làm
việc vì tôi yêu đất
nước này, yêu nơi tôi
đã sinh ra, mong ước
lớn nhất của tôi là góp
phần làm ngôi đền được
nhiều người biết đến và là
danh lam thắng cảnh hấp dẫn du
khách nhất”.
Bất kỳ công việc gì muốn thành công cũng
cần phải có niềm đam mê. Và với nghệ nhân
dân gian Đào Đăng Của, niềm đam mê, trí
thông minh, nghị lực và bản lĩnh đã đưa ông
đến với ngôi đền Tam Kỳ như là duyên phận.
Và tất cả mọi người, từ khách phương xa cho
tới các cấp lãnh đạo trung ương cũng như
chính quyền địa phương đều dành cho ông
những tình cảm tốt đẹp nhất.
Với tâm lớn của một trưởng ban quản lý
đền Tam Kỳ, nghệ nhân dân gian Đào Đăng
Của luôn nguyện dốc hết sức mình để gìn
giữ và phát triển ngôi đền để lưu giữ và chân
truyền nét đẹp trong bản sắc văn hóa tâm
linh luôn màu nhiệm, hướng tới giá trị Chân,
Thiện, Mĩ.
THU TRANG
Nghệ nhân dân gian Đào Đăng Của:
NGƯỜI GIỮ HỒN CHO NGÔI ĐỀN CỔ
ĐỀN TAM KỲ HẢI PHÒNG LÀ DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐƯỢC NHIỀU KHÁCH
THẬP PHƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI TỈNH BIẾT TỚI. NHƯNG ĐẰNG SAU VẺ ĐẸP VÀ SỰ LINH THIÊNG
CỦA NGÔI ĐỀN, KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT ĐẾN CÔNG LAO CỦA NGHỆ NHÂN DÂN GIAN
ĐÀO ĐĂNG CỦA - THỦ NHANG ĐỒNG ĐỀN, TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ ĐỀN TAM KỲ - HẢI PHÒNG.